Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội

Số ca mắc mới trong một ngày ở thời điểm hiện tại đã vượt quá Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" mới của đại dịch Covid-19 châu Á.

Số ca mắc mới trong một ngày ở thời điểm hiện tại đã vượt quá Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" mới của đại dịch Covid-19 châu Á.

Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội - Ảnh 1

Liên tục vượt kỷ lục trong nhiều ngày

Theo thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn lại tờ Thời báo buổi sáng tổng hợp của Singapore cho thấy, Indonesia đã có thêm gần 55.000 trường hợp mới được xác nhận nhiễm Covid-19 trong một ngày (14/7), vượt qua Ấn Độ và trở thành "tâm chấn" mới của dịch ở châu Á và đồng thời ghi nhận số trường hợp được xác nhận và tử vong mức cao nhất ở các nước Đông Nam Á.

Virus biến thể Delta đang hoành hành và hệ thống y tế công cộng đang trên đà sụp đổ.

Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội - Ảnh 2

Biểu đồ ca nhiễm Covid-19 ghi nhận theo ngày của Indonesia đang tăng thẳng đứng (Nguồn: Our World in Data)

Số trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 mới ở Indonesia đã tăng lên kể từ giữa tháng 6. Vào ngày 12 và 13/7, có 40.000 trường hợp mới trong hai ngày liên tiếp.

Vào ngày 14/7, số trường hợp được xác nhận đã vượt quá 50.000 trường hợp, đây là lần đầu tiên ghi nhận mức 54.517 ca, cao nhất trong lịch sử, trong khi đó, so sánh với thời điểm trước đây, mỗi ngày nước này chỉ ghi nhận trên dưới 10.000 ca.

Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội - Ảnh 3

Biểu đồ ca tử vong Covid-19 ghi nhận theo ngày của Indonesia cũng đang tăng thẳng đứng cùng xu hướng với các ca nhiễm (Nguồn: Our World in Data)

Nguyên nhân nào dẫn đến thảm họa này?

1, Biến thể virus Delta lây lan quá nhanh, quá mạnh

Theo các báo cáo, đợt bùng phát ở Indonesia chủ yếu do virus biến thể Delta đang hoành hành trên quần đảo Java và các khu vực khác. Các nhà chức trách Indonesia lo ngại rằng virus biến thể dễ lây lan hơn này có thể làm tăng áp lực cho nhân viên y tế và làm cạn kiệt nguồn cung cấp thuốc và ôxy y tế.

Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội - Ảnh 4

Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin

Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin nêu rõ, nếu không kiểm soát được làn sóng dịch bệnh này, thủ đô Jakarta và Yogyakarta có thể trở thành "những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề".

Ông cho biết nếu số ca mắc mới tiếp tục tăng trong hai tuần tới, các giường bệnh cách ly và chăm sóc đặc biệt ở các bệnh viện Jakarta và Yogyakarta sẽ đầy kín chỗ; tỷ lệ sử dụng giường hiện tại ở hai nơi này lần lượt đang là 86% và 90%.

Bất chấp dịch bệnh nghiêm trọng ở Indonesia, số ca mắc mới trong một ngày hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất của Ấn Độ là 400.000 ca một ngày vào hồi tháng Năm. Nhưng số trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 ở Indonesia cho đến nay đã vượt quá 2,6 triệu, ít hơn một phần mười (1/10) trong số hơn 30 triệu trường hợp ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là tổng dân số của Ấn Độ gấp khoảng 5 lần Indonesia và số ca mắc mới của Ấn Độ hiện đã giảm xuống dưới 33.000 vào ngày 13/7, có nghĩa là so với Indonesia, dịch bệnh thảm khốc của Ấn Độ đã giảm dần. Tỷ lệ dương tính với Covid-19 ở Indonesia là 27%, cao hơn nhiều so với 2% của Ấn Độ.

Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội - Ảnh 5

2, Việc phân phối vắc xin không đồng đều trên thế giới

Cũng theo thông tin trên truyền thông nhận định rằng dịch bệnh ở Indonesia đã làm nổi bật hậu quả của việc phân phối vắc xin toàn cầu không đồng đều.

Các nước giàu có nhiều nguồn cung vắc xin hơn, trong khi các khu vực nghèo có nguy cơ mắc virus biến thể Delta cao hơn. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới – Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đây đã mô tả khoảng cách mất cân bằng vắc xin ngày càng gia tăng này là một "sự thất bại thảm khốc về mặt đạo đức".

Theo dữ liệu theo dõi vắc xin Covid-19 của Bloomberg, chỉ có khoảng 10% dân số ở Indonesia được tiêm chủng và 14% ở Ấn Độ, ít hơn nhiều so với 52% ở các nước giàu có như Hoa Kỳ và 46% ở liên minh châu Âu. Mức độ tiêm chủng thấp đã khiến các nước đang phát triển có số ca mắc và tử vong ngày càng tăng.

Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội - Ảnh 6

Indonesia hiện tại mới chỉ tiêm được khoảng trung bình 700.000 liều vắc xin Covid-19 mỗi ngày trong tháng này, thấp hơn mức 1 triệu liều do chính quyền dự tính trên kế hoạch.

Các cơ quan y tế cho biết điều này là do nguồn cung vắc xin thiếu hụt, các nhà chức trách hy vọng sẽ tăng tỷ lệ tiêm chủng lên 2 triệu liều mỗi ngày sau khi nhận thêm vắc xin vào tháng tới.

*Theo Sina, Our World in Data

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vào ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn về việc thí điểm cách ly và điều trị F0 tại nhà ở TP HCM.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là 1 bước tiến trong công cuộc chống dịch của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung, giải quyết tình trạng quá tải của hệ thống y tế, hứa hẹn đem lại hiệu quả trong công tác chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, cả phía cơ quan quản lý và người dân còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ để đạt được hiệu quả của việc cách ly F0, F1 tại nhà nhưng vẫn đảm bảo được việc theo dõi, điều trị cho người dân.

Buổi tọa đàm trực tuyến "THÍ ĐIỂM CÁCH LY F0 VÀ F1 TẠI NHÀ: LÀM GÌ ĐỂ AN TOÀN?" do Soha.vn tổ chức với mục đích giúp người dân hiểu được ý nghĩa, hiệu quả của việc cách ly F0, F1 tại nhà, những việc cần làm để tránh lây nhiễm cho người thân cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân.

Vượt qua Ấn Độ, Indonesia trở thành "tâm chấn" đại dịch châu Á: 2 yếu tố khiến dịch bùng lên dữ dội - Ảnh 7

Cập nhật tin tức sự kiện nóng, tin nhanh báo chí mới nhất VN & thế giới: Thời sự, Quân sự, Sức khỏe, Quốc tế, Thể thao, Giải trí, Kinh doanh, Cư dân mạng, khám phá, đời sô...

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia:

1. BSCKII Nguyễn Hồng Hà, Nguyên phó giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam.

2. Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Đại học Sydney.

3. TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Trưởng Khoa Nội tổng quát (Truyền nhiễm), Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tọa đàm diễn ra vào 14h30 thứ 6 ngày 16/7/2021 trên page và web Soha.vn. Mời quý độc giả đón xem!

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thí điểm cách ly F0 và F1 tại nhà, ngay bây giờ quý vị có thể gửi câu hỏi về địa chỉ email: songkhoe@soha.vn. Chúng tôi sẽ tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu nhất để gửi tới các chuyên gia trong buổi tọa đàm.

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục