Trong thương vụ sáp nhập giữa ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG) sáp nhập với PGBank, Vietinbank đã đưa ra một số đề xuất xin ưu đãi cho ngân hàng sau sáp nhập lên Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, Vietinbank đã kiến nghị xin Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng sau sáp nhập được tiếp nhận trái phiếu VAMC của PGBank là 1.412 tỷ đồng tại 30/6/2014 và điều chỉnh giảm tỷ lệ trích lập cho VAMC.
Bên cạnh đó Vietinbank cũng xin lùi thời gian trích lập dự phòng rủi ro đối với danh mục trái phiếu VAMC của ngân hàng sau sáp nhập. Tiến hành điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu VAMC.
Vietinbank muốn được tiếp nhận trái phiếu VAMC của PGBank.
Đồng thời ngân hàng này còn xin giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 3 năm đầu sáp nhập hoặc cấn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của VietinBank trong 5 năm cho các khoản dự phòng rủi ro tín dụng trích bổ sung cho các khoản tín dụng của PGBank. Ngoài ra Vietinbank cũng mong muốn Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện để ngân hàng sau sáp nhập mở rộng mạng lưới, truyền thông khách hàng…
Được biết Vietinbank sẽ thực hiện sáp nhập với Pgbank theo tỉ lệ hoán đổi được đề xuất là 1:0,9. Tức là 1 cổ phiếu PG Bank đổi lấy 0,9 cổ phiếu VietinBank. Việc hợp nhất dự kiến sẽ hoàn thành trong quý III/2015.
Theo giới chuyên gia nhìn nhận việc VietinBank lựa chọn PG Bank làm đối tác sáp là một quyết định khôn ngoan bởi khi “ôm trọn” NHTMCP Xăng dầu Petrolimex tức là VietinBank sẽ có điều kiện mở rộng lĩnh vực bán lẻ. Đặc biệt là tăng cường hợp tác giữa Vietinbank và Tập đoàn Petrolimex - một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối xăng dầu.
Mục tiêu của Vietinbank đó là sau sáp nhập ngân hàng sẽ tiến hành mở rộng quy mô vốn, nâng cao năng lực tài chính, tiến dần đến mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại có quy mô và năng lực cạnh tranh tương đương với các ngân hàng trong khu vực.
Ngọc Anh (Th theo BVSC, VTC New; LĐ)