Theo đó, Việt Nam xếp thứ 3 trong số các quốc gia có sự phát triển tốt hơn dự đoán, dựa trên GDP bình quân đầu người, dân số và khoảng cách địa lý. Báo cáo nhận định, khu vực Đông Nam Á hiện có nhiều lợi thế từ mối liên kết chặt chẽ với mạng lưới chuỗi cung ứng rộng khắp châu Á, cùng với các cải tiến về chính sách trong khu vực với chủ trương ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực.
Đáng chú ý, Việt Nam vượt trội trong khu vực về cả chiều sâu (tương quan giữa dòng chảy quốc tế và hoạt động quốc nội) với vị thế dẫn đầu, lẫn chiều rộng (dòng chảy quốc tế được trải rộng). Việt Nam đã trở thành một đối thủ mạnh của Trung Quốc về sản xuất dệt may và ngày càng mạnh hơn về các sản phẩm công nghệ cao.
Đồng thời, Việt Nam đã đạt thành tích ấn tượng - đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng dòng chảy thương mại khi phần lớn các quốc gia trong top 10 ghi nhận sụt giảm hoặc giữ nguyên vị trí.
Tổng Giám đốc DHL Express Việt Nam, ông Shoeib Reza Choudhury cho biết: "Việt Nam chắc chắn là một trong những điểm đến được lựa chọn của các doanh nghiệp đang mong muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất. Các doanh nghiệp bị thu hút bởi lực lượng lao động trẻ và tay nghề cao của Việt Nam, các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, cùng sự ổn định chung của xã hội".
"Chúng tôi nhận thấy rằng, nhiều công ty công nghệ cao, cũng như ngày càng nhiều công ty thời trang và may mặc, đang có kế hoạch chuyển đến Việt Nam hoặc mở rộng năng lực sản xuất của họ tại đây", ông Shoeib Reza Choudhury cho hay.
Ông Shoeib khẳng định Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để đóng góp cho sự phát triển của thương mại toàn cầu. Bên cạnh Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Singapore, Malaysia cũng đứng đầu danh sách những nền kinh tế có thành tích ấn tượng về dòng chảy quốc tế.
Nhịp sống kinh tế
In bài viết