Tỷ giá tăng chóng mặt, loạt 'đại gia' sở hữu các khoản vay bằng ngoại tệ gặp khó?

Việc tỷ giá ngoại tệ đang biến động mạnh khiến nỗi lo lỗ chênh lệch tỷ giá tại Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen,...gia tăng.

Việc Fed tăng lãi suất điều hành thêm 0,75% trong cuộc họp tháng 6 và dự báo lãi suất điều hành có thể tăng lên 3,1-3,6% vào cuối năm nay đã hỗ trợ USD mạnh lên so với các loại tiền tệ khác, trong đó có VND.

Tuy nhiên, nhờ các chính sách của NHNN như bán ngoại tệ và giữ nguyên các lãi suất điều hành, tiền đồng vẫn đang mạnh hơn đáng kể so với các đồng ngoại tệ chính khác. Việc này ảnh hưởng tới các doanh nghiệp có các khoản vay gốc ngoại tệ. Nhiều nhà đầu tư lo ngại doanh nghiệp sắp sửa phải ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá lớn.

Sáng 14/7, các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do đồng loạt nâng giá mua bán đôla Mỹ. Mỗi USD hiện giao dịch quanh 24.280 - 24.310 đồng, tăng 130 đồng chiều mua và 60 đồng chiều bán so với hôm 13/7. Như vậy, chỉ trong vài ngày, mỗi USD trên thị trường tự do đã tăng giá khoảng 250 đồng.

Trong khi nhiều tiền tệ của các quốc gia phát triển mất giá ít nhất chục phần trăm từ đầu năm nay, tỷ giá USD/VND tăng hơn 2%, 1 USD đổi được 22.838 VND thời điểm 31/3/2022 đã tăng lên 1 USD đổi được hơn 23.310 VND ngày 17/7. Áp lực tỷ giá gia tăng với các doanh nghiệp có các khoản vay ngoại tệ lớn bằng đồng USD điển hình như Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) nếu không có các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 

Tỷ giá tăng chóng mặt, loạt 'đại gia' sở hữu các khoản vay bằng ngoại tệ gặp khó? - Ảnh 1

Tính đến cuối năm 2021, số dư vay ngắn hạn của Tập đoàn Hòa Phát bao gồm các khoản vay bằng VND và các khoản vay bằng USD với giá trị tương ứng là 17.703.354 triệu VND và 19.843.654 triệu VND (1/1/2021: 24.396.515 triệu VND và 7.157.417 triệu VND).

Tại ngày 31/12/2021, các khoản vay ngắn hạn bằng VND và USD với giá trị sổ tương ứng là 12.998.171 triệu VND và 6.357.022 triệu VND (1/1/2021: 20.131.841 triệu VND và 2.364.426 triệu VND được đảm bảo bằng tiền gửi có kỳ hạn còn lại dưới 12 tháng.

Các khoản vay bằng VND chịu lãi suất từ 2,4%/năm đến 6,5%/năm (2020: từ 1,8%/năm đến 9,1%/năm).

Về khoản vay dài hạn, Tập đoàn Hòa Phát có khoản vay hạn mưc 200 triệu đô la mỹ do ngân hàng BNP Paribas - chi nhanh Singapore làm đại diện cho các bên cho vay. Tài sản đảm bảo cho khoản vay bao gồm tài khoản thanh toán nợ mở tại ngân hàng quản ký tài khoản là Ngân hàng BNP Paribas - chi nhánh Hà Nội và bảo lãnh của hai công ty trong Tập đoàn.

Các khoản vay dài hạn bằng USD chịu lãi suất LIBOR+2,5%/năm (trong năm 2020: LIBOR+2,5%/năm).

Ngoài Tập đoàn Hòa Phát, \'ông lớn\' ngành thép tiếp theo là Tập đoàn Hoa Sen (mã: HSG) cũng đang có nhiều khoản vay bằng USD. Hạn mức các khoản vay ngắn hạn bằng USD tính đến 31/3/2022 khoảng hơn 110 triệu USD với lãi suất cao nhất lên đến 3,9%/năm.

Tỷ giá tăng chóng mặt, loạt 'đại gia' sở hữu các khoản vay bằng ngoại tệ gặp khó? - Ảnh 2
Điều khoản và điều kiện của các khoản vay ngắn hạn tại Tập đoàn Hoa Sen. (Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2022)
Điều khoản và điều kiện của các khoản vay ngắn hạn tại Tập đoàn Hoa Sen. (Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2022)

Ngoài ra, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, nhiệt điện cũng có khoản nợ vay có gốc USD

Đơn cử như Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower - mã: POW) ghi nhận tổng vay dài hạn bằng USD là 2.991,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (mã: BSR) cũng báo cáo có khoản nợ dài hạn đến hạn trả bằng đồng USD trị giá 2.958,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ vay tài chính ngắn hạn với hơn 39%.

Nhiệt điện Hải Phòng (mã: HND) có hơn 1.959 tỷ đồng nợ vay tài chính tại cuối quý I/2022. Doanh nghiệp không công bố thuyết minh về cơ cấu nợ vay trong 3 tháng đầu năm, song nếu xét theo BCTC năm trước, dư nợ vay của Nhiệt điện Hải Phòng chủ yếu bằng USD. 

 

Hà Phương

Sở hữu trí tuệ
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục