Theo danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (gọi tắt là V1.000) năm 2022 của Tổng cục Thuế. Theo đó, có 9 trường đại học đạt được doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, trong đó có 5 trường công lập gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Tp.HCM, Tôn Đức Thắng, Kinh tế quốc dân và Cần Thơ. Và 4 trường tư thục gồm: Đại học Văn Lang, FPT, Nguyễn Tất Thành và Công nghệ Tp.HCM. Nhưng chỉ có hai trường là Trường đại học FPT và Trường đại học Công nghệ Tp.HCM nằm trong danh sách V1.000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất năm 2022.
Có thể thấy rằng, cơ cấu nguồn thu của các trường rất khác nhau. Nguồn thu của các trường đại học công lập chủ yếu đến từ các nguồn chính gồm ngân sách và học phí, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dự án tài trợ quốc tế, hợp tác đào tạo quốc tế, hợp tác đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp và đóng góp của cựu sinh viên. Trong khi đó, các trường tư thục, doanh thu chủ yếu đến từ nghiên cứu, chuyển giao... Đơn cử như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, nguồn thu học phí chiếm đến 98,2% doanh thu.
Điểm chung về doanh thu của các trường đại học là đến từ học phí, cho dù các trường doanh thu còn có đến từ các nguồn khách nhau. Cụ thể như: Trường Đại học Tôn Đức Thắng, học phí chiếm khoảng 90,3% tổng nguồn thu. Đại học Bách khoa Hà Nội là 79,5% và Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM là 66,6%.
Tuy nhiên, việc doanh thu của các trường tăng cao nhưng nguồn thu chủ yếu đến từ nguồn thu học phí là chủ yếu thì đây là một điều không tốt, vì hàng năm nguồn thu của các trường tăng dần đồng nghĩa học phí sẽ tăng theo dẫn đến người học và gia đình họ chính là đối tượng phải gánh chịu.