Trước thềm ĐHCĐ bất thường, CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Dương (ACC) kinh doanh thế nào?

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC, tiền thân là Công ty Cổ phần Bê tông Becamex – BecamexACC, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bê tông cốt thép, thi công xây dựng, kinh doanh bất động sản, cho thuê máy móc

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (mã chứng khoán: ACC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã soát xét năm 2023 với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 237 tỷ đồng, giảm 14,6% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán ở mức 194,4 tỷ đồng; giảm 20%. Lợi nhuận gộp tăng 21,5%; lên mức 42,9 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2023 của ACC giảm 67%, xuống còn 12,3 tỷ đồng do không còn ghi nhận khoản lãi bán quyền mua cổ phiếu. Doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, doanh thu khác đều giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 của ACC chỉ đạt 18,9 tỷ đồng; giảm 49,76%.

Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 của ACC chỉ đạt 18,9 tỷ đồng; giảm 49,76%.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 của ACC chỉ đạt 18,9 tỷ đồng; giảm 49,76%.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của ACC đạt mức 2.508 tỷ đồng; tăng gần 500 tỷ đồng so với số đầu năm. Các hạng mục biến động mạnh có thể kể đến như hàng tồn kho 1.496 tỷ đồng; tăng 584 tỷ đồng. Theo thuyết minh, hàng tồn kho là hàng hóa bất động sản có giá trị 537,9 tỷ đồng là các thửa đất tại tỉnh Bình Dương. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 72,4% xuống còn hơn 30,4 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng (26,5 tỷ đồng).

ACC có khoản phải thu khách hàng ngắn hạn 329,2 tỷ đồng, phần lớn là khoản phải thu từ các bên liên quan như CTCP Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương (49,6 tỷ đồng); CTCP Khoáng sản Miền Đông AHP (967 triệu đồng);  CTCP Đầu tư và Xây dựng Hà Nội (248,8 tỷ đồng).

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng hơn 470 tỷ đồng; lên mức 1.358 tỷ đồng và chủ yếu là nợ ngắn hạn (1.151 tỷ đồng). Tại ngày 30/6/2023, vay và nợ thuê tài chính của ACC là hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong đó, ACC có khoản vay ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đồng Nai số tiền 174,8 tỷ đồng, được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và bất động sản. Doanh nghiệp cũng sử dụng hợp đồng thế chấp bất động sản giữa bên thứ 3 và ngân hàng để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 226,7 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV.

Ngoài ra, ACC cũng có khoản vay dài hạn 199,1 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV, tài sản thế chấp là quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai của toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay, vốn tự có và vốn khác của bên thế chấp để mua 91 căn nhà tài Dự án Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh.

Báo cáo tài chính cũng thể hiện dư nợ trái phiếu của ACC ở mức gần 250 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu mã ACCH2123001,  lãi suất 10,2%/năm, đáo hạn vào ngày 25/8/2023. Tài sản đảm bảo là các quyền sử dụng đất của các bên theo hơp đồng thế chấp ký với Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC, tiền thân là Công ty Cổ phần Bê tông Becamex – BecamexACC, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bê tông cốt thép, thi công xây dựng, kinh doanh bất động sản, cho thuê máy móc,… Về cơ cấu cổ đông bao gồm: CTCP Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương (24,9%); ông Hoàng Xuân Quang (24,13%); bà Nguyễn Thị Kim Thanh (23,67%); PYN Elite Fund (7,79%) và các cổ đông khác (19,51%). Hiện Chủ tịch HĐQT công ty là ông.

Theo kế hoạch, ACC sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2023 vào ngày 13/9. ACC dự kiến sẽ trình cổ đông tờ trình xem xét cho phép cổ đông là CTCP Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương (ITC) và người có liên quan được nhận chuyển nhượng cổ phiếu ACC để nâng tỷ lệ sở hữu mà không phải thực hiện chào mua công khai. Theo nội dung tờ trình, các bên chuyển nhượng là ông Hoàng Xuân Quang, bà Đỗ Thị Phương Anh và ông Nguyễn Hải Đăng.

Hiếu Nguyễn

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục