Dự kiến đến ngày 27/08/2017, BTC đến các tỉnh để trao 150 phần quà gồm: tập học sinh, cặp, BHYT học đường, tiền và các hiện vật khác để nâng bước tuổi thơ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường vào năm học mới 2017-2018.
Thấy tận mắt - Đến tận nơi
Với tiêu chí là giúp đỡ, hỗ trợ những hoàn cảnh trẻm em, học sinh vùng sâu vùng xa thật sự có hoàn cảnh khó khan, BTC đã quyết định là phải “thấy tận mắt- đến tận nơi”, chuyến đi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo các địa phương mà đoàn đến, điều đó cho thấy việc chăm ko cho trẻ em, các em học sinh vùng sâu vùng xa luôn được các cấp chính quyền, các đơn vị hảo tâm,... quan tâm, khích lệ.
Điểm đầu tiên đoàn đến là huyện biên giới Tịnh Biên- Tỉnh An Giang là huyện nghèo nhất tỉnh, nhờ chính quyền địa phương và các thầy cô giáo vùng biên hướng dẫn đoàn đến nhà cháu Neang Lươnl (người Dân tộc khmer), là học sinh lớp 6A ở ấp Đây- Cà- Hom và cháu Neang- Cắt –Đa, học sinh lớp 6A ở ấp Mắng Rò thuộc xã Văn Giáo( là xã vùng biên nghèo nhất huyện),... Tuy nhà nghèo, ba má các cháu đi làm mướn, nhưng các cháu học giỏi, hiếu thảo, sau giờ học các cháu luôn dành thời gian làm mọi việc trong nhà, giúp bà ngoại già yếu …các cháu tự lo việc học tập của mình không đợi bà nhắc nhở.
Đoàn đến huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đoàn tiếp tục lên đường đến huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, sau khi làm việc với các cấp lãnh đạo huyện và xã Mỹ Thuận, đoàn lại tận dụng mọi phương tiện địa phương có được như vỏ lải composite, hay xe máy… giữa trời trưa nắng gắt đoàn lại vượt kênh, băng đồng đến dòng kênh Tư, thuộc tổ 1, ấp số 4 là nhà của anh Lê Thanh Sang và chị Nguyễn Thị Diễm, là cha mẹ của 02 cháu Lê Thị Kiều Trang và Lê Thị Kiều Oanh.
Căn nhà nhỏ, ngăn nắp, sạch sẽ nằm giữa những cánh đồng lúa bạt ngàn, nơi đây chưa có nước máy, chỉ sử dụng nước dưới kênh và trữ nước mưa để dùng cho mọi sinh hoạt trong gia đình, về điện lại càng xa xỉ hơn,chưa biết bao giờ có, nhà anh, chiỉ có duy nhất 1 bình ắc- quy, 12 vôn, sử dụng cho 2 bóng đèn cho hai cháu học tập… Anh Sang đi biển nhiều tháng mới về nhà một lần, còn chị Diễm phải một nách hai con làm mướn mọi lúc, mọi nơi, nhà có 02 công ruộng chị cũng đem cho người ta mướn… gom góp được bao nhiêu thì lo cho hai con ăn học bấy nhiêu, khó vẫn hoàn khó,.. Nhìn cảnh hai cháu vượt kênh trên phương tiện đặc thù của vùng quê nầy để đến trường mà mỗi người trong chúng tôi ai cũng thấy nao lòng, bởi nguy hiểm có thể ập đến bất ngờ nếu mưa lũ lên nhanh, nước kênh chảy xiết.. tuy khó khăn là vậy, nhưng hai cháu chăm học, ngoan hiền và rất hiếu thảo.
Hậu Giang: Học trò ngoan, lễ phép
Tiếp theo, đoàn đến nhà chị Lê Thị Cẩm Vân ở ấp quyết thắng b, xã hiệp hưng, tỉnh Hậu Giang. Chị là mẹ của cháu Nguyễn Lê Thuỳ Duyên, học lớp 3 trường Tiểu Học Hiệp Hưng 1,... Cô giáo Nguyễn Thị Phỉ cho chúng tôi biết chị Vân đi bán vé số chưa về, vì hoàn cảnh cơm không ngon, canh không ngọt… nên một mình chị phải lặn lội khắp nơi bán từng tờ vé số để kiếm tiền nuôi các cháu ăn học, căn nhà lá ọp ẹp khoảng chừng 8m2 đã dột nhiều nơi lắm rồi, muốn lợp lại vẫn còn xa lắm…đặc biệt nhờ cô Phỉ thường xuyên chăm lo cho các cháu học hành, gạo, muối, mắm dưa cà đều có cô chung tay giúp đở nhưng hoàn cảnh cô Phỉ cũng có giới hạn nên giúp không được nhiều như cô mong muốn.
Cháu Nguyễn Lê Thuỳ Duyên bên căn nhà lá mục nát
Trên đường đến địa chỉ tiếp theo, đoàn ngỡ ngàng khi thấy các cháu nhỏ ở đây chơi các trò chơi dân gian thi gói bánh ít, có lẽ đây là trò chơi đặc thù của vùng quê nầy, càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi nhìn thấy căn nhà lá trống huơ, trống hoắc, rách nát tả tơi… cả đoàn lặng thinh rất lâu, tất cả như nén lòng lại cho cảm xúc đi nhanh, đó là căn nhà của ba, má hai cháu Lý Thị Ngọc Như, học sinh lớp 5, trường Tiểu Học Hiệp Hưng 3 và cháu Lý Thị Ngọc Ý, học sinh lớp 6, trường Trung Học Cơ Sở Hiệp Hưng. Ba- má 02 cháu không có nhà, do đi thành phố làm phụ hồ, 02cháu phải ở nhờ nhà ông, bà nội năm nay đã trên 80 tuổi.
Thay lời kết
Đã đến lúc chúng tôi phải tạm xa đồng bằng hẹn ngày trở lại, trên đường về TPHCM, hình như ai cũng nặng trĩu những ưu tư, ánh mắt của các em nhỏ sao mà trong vắt như những đôi mắt của các chú chim non, hồn nhiên, trong sáng, tràn đầy niềm kỳ vọng, bởi các em tin rằng một ngày gần đây các cô, các chú sẽ cùng nâng bước để các em nhỏ được đến trường như mong đợi.
Thầy Nguyễn Trung Kiên, giáo viên Trường Hiệp Hưng 3, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Kinh Một Ngàn thì có trường Hiệp Hưng 1, còn Kinh Hai Ngàn và Kinh Hậu Giang 3, có các trường Hiệp Hưng 3, cả ba trường có khoảng 1100 học sinh, đa số là học sinh nghèo, nhưng điểm nổi bật của các em học sinh nơi đây là học giỏi, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô, hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ…”
|
Đạo diễn Võ Hữu Phước