Thực phẩm chức năng Noben Kid Platinum quảng cáo sai sự thật

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra thông báo cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Noben Kid Platinum vi phạm quy định về quảng cáo.

Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong thời gian vừa qua trên một số website có hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Noben Kid Platinum vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Theo tìm hiểu tại các website/đường link trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Noben Kid Platinum là sản phẩm cốm trí não Noben Kid có chứa thành phần Dry n-3 DHA 11-D 10% giúp bồi bổ lượng DHA thiếu hụt ở một số bé theo tiêu chuẩn của WHO.

Thực phẩm chức năng Noben Kid Platinum vi phạm Luật quản cáo.

Thực phẩm chức năng Noben Kid Platinum vi phạm Luật quản cáo.

Theo quảng cáo, sản phẩm được chiết xuất trực tiếp từ hạt hạnh nhân, quả óc chó, yến mạch và nhiều thành phần quý khác,... Do đó, sản phẩm được cho là hiệu quả vượt trội hơn so với các loại cốm thông thường khác và là giải pháp đầu tiên có mặt tại Việt Nam, giúp bé phát triển não bộ toàn diện và thông minh như trẻ em Do Thái ...

Hiện tại, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Noben Kid Platinum tại các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Liên quan đến vấn đề thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật, theo quy định tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, thể thao, quyền tác giả, quyền liên quan văn hóa và quảng cáo quy định cụ thể về mức phạt như sau:

Phạt tiền 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ, không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh khi quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, khuyến cáo về nguy cơ, cảnh cáo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng: tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng, phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng hồ sơ công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, hồ sơ tự công bố sản phẩm, hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, hồ sơ tự công bố sản phẩm, hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.

Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định.

Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo sử dụng hình ảnh thiết bị trang phục, tên, thư tín của các đơn vị cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

 

Thanh Thảo

Sở hữu trí tuệ
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục