"Thủ phủ vàng mã" của Hà Nội tất bật chạy đua trước Tết Nhâm Dần

Những ngày trước Tết Nguyên đán, làng vàng mã truyền thống Phúc Am (Thường Tín, TP.Hà Nội) đang hối hả, chạy đua với thời gian để hoàn thành các đơn hàng phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân dịp trước và sau Tết.

 

Làng nghề Phúc Am (Thường Tín – Hà Nội) nổi tiếng với nghề sản xuất các mẫu vàng mã. Hàng năm, vào những ngày cận Tết Âm lịch, những hộ dân trong làng lại hối hả, chạy đua với thời gian để hoàn thành đơn hàng kịp đưa ra thị trường.
Làng nghề Phúc Am (Thường Tín – Hà Nội) nổi tiếng với nghề sản xuất các mẫu vàng mã. Hàng năm, vào những ngày cận Tết Âm lịch, những hộ dân trong làng lại hối hả, chạy đua với thời gian để hoàn thành đơn hàng kịp đưa ra thị trường.

 

Thời điểm giáp Tết âm lịch là lúc bận rộn nhất đối với dân làng Phúc Am. Theo người dân nơi đây chia sẻ, họ vừa phải chuẩn bị sản phẩm cho ngày cúng ông Công ông Táo, vừa phải tập trung làm hàng dự trữ để phục vụ lễ khai xuân và giải hạn trong suốt 3 tháng đầu năm mới.
Thời điểm giáp Tết âm lịch là lúc bận rộn nhất đối với dân làng Phúc Am. Theo người dân nơi đây chia sẻ, họ vừa phải chuẩn bị sản phẩm cho ngày cúng ông Công ông Táo, vừa phải tập trung làm hàng dự trữ để phục vụ lễ khai xuân và giải hạn trong suốt 3 tháng đầu năm mới.

 

Các hộ sản xuất vàng mã cho hay, năm nay các mặt hàng vẫn đa dạng về mẫu mã nhưng do dịch bệnh, khách hàng có tâm lý thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, trong tình hình dịch phức tạp, các hoạt động lễ, hội sau Tết Nguyên đán có thể bị hủy bỏ, lượng tiêu thụ vì thế cũng giảm đáng kể.
Các hộ sản xuất vàng mã cho hay, năm nay các mặt hàng vẫn đa dạng về mẫu mã nhưng do dịch bệnh, khách hàng có tâm lý thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, trong tình hình dịch phức tạp, các hoạt động lễ, hội sau Tết Nguyên đán có thể bị hủy bỏ, lượng tiêu thụ vì thế cũng giảm đáng kể.
 
Theo chia sẻ của các hộ, Rằm tháng 7 vừa qua, hầu như vàng mã không bán được, hoạt động sản xuất cũng bị tạm ngưng. Do đó, nhiều hộ đã làm sẵn một số mặt hàng, đến cận Tết thì làm tiếp các công đoạn để hoàn thiện sản phẩm.
Theo chia sẻ của các hộ, Rằm tháng 7 vừa qua, hầu như vàng mã không bán được, hoạt động sản xuất cũng bị tạm ngưng. Do đó, nhiều hộ đã làm sẵn một số mặt hàng, đến cận Tết thì làm tiếp các công đoạn để hoàn thiện sản phẩm.

 

Thời gian này hàng năm là lúc cao điểm nhất, các xưởng sản xuất ra thị trường đến hàng trăm bộ/ngày. Đa số hàng hóa được làm đến đâu sẽ có các thương lái nhập hết luôn đến đó, nhưng năm nay số lượng sản xuất giảm hơn khi khách buôn không dám trữ, sức mua giảm mạnh dù giá vàng mã không biến động nhiều.
Thời gian này hàng năm là lúc cao điểm nhất, các xưởng sản xuất ra thị trường đến hàng trăm bộ/ngày. Đa số hàng hóa được làm đến đâu sẽ có các thương lái nhập hết luôn đến đó, nhưng năm nay số lượng sản xuất giảm hơn khi khách buôn không dám trữ, sức mua giảm mạnh dù giá vàng mã không biến động nhiều.

 

Ông Vũ Văn Tuân (Hộ sản xuất vàng mã tại Phúc Am) cho biết: "Hàng năm, cứ những ngày cận Tết, đặc biệt cho ngày ông Công ông Táo, cả gia đình tôi phải làm việc liên tục vì vừa phải chuẩn bị sản phẩm cho ngày 23 tháng Chạp, vừa phải tập trung làm hàng dự trữ phục vụ lễ khai xuân và nhu cầu cúng giải hạn, đền phủ. Tuy nhiên, mức tiêu thụ năm nay giảm hơn một nửa so với mọi năm".
Ông Vũ Văn Tuân (Hộ sản xuất vàng mã tại Phúc Am) cho biết: "Hàng năm, cứ những ngày cận Tết, đặc biệt cho ngày ông Công ông Táo, cả gia đình tôi phải làm việc liên tục vì vừa phải chuẩn bị sản phẩm cho ngày 23 tháng Chạp, vừa phải tập trung làm hàng dự trữ phục vụ lễ khai xuân và nhu cầu cúng giải hạn, đền phủ. Tuy nhiên, mức tiêu thụ năm nay giảm hơn một nửa so với mọi năm".
 
Hết ngày 22 tháng Chạp (âm lịch) những đơn hàng ông Công ông Táo cuối cùng được chuyển đi, xưởng bắt đầu tập trung sản xuất hàng mã dùng cho lễ hội.
Hết ngày 22 tháng Chạp (âm lịch) những đơn hàng ông Công ông Táo cuối cùng được chuyển đi, xưởng bắt đầu tập trung sản xuất hàng mã dùng cho lễ hội.

 

Sản phẩm vàng mã ngựa, voi cúng tế xuất hiện nhiều nhất trong các hộ gia đình và là dòng sản phẩm mang lại nhiều kinh tế cho các hộ sản xuất vàng mã. Làng Phúc Am thường xuyên tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe... phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu.
Sản phẩm vàng mã ngựa, voi cúng tế xuất hiện nhiều nhất trong các hộ gia đình và là dòng sản phẩm mang lại nhiều kinh tế cho các hộ sản xuất vàng mã. Làng Phúc Am thường xuyên tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe... phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu.

 

Đa số sản phẩm hàng mã tại đây thuộc cỡ lớn, được làm thủ công tỉ mỉ. Các loại giấy kim tuyến óng ánh, màu sắc bắt mắt tạo nên sự khác biệt giữa đồ mã Phúc Am với các nơi khác.
Đa số sản phẩm hàng mã tại đây thuộc cỡ lớn, được làm thủ công tỉ mỉ. Các loại giấy kim tuyến óng ánh, màu sắc bắt mắt tạo nên sự khác biệt giữa đồ mã Phúc Am với các nơi khác.

 

Mặc dù sức mua của thị trường giảm hơn nhưng các hộ sản xuất vẫn tất bật chạy đua những ngày cuối năm do vẫn phải trả các đơn hàng phục vụ nhu cầu cúng bái tâm linh cơ bản.
Mặc dù sức mua của thị trường giảm hơn nhưng các hộ sản xuất vẫn tất bật chạy đua những ngày cuối năm do vẫn phải trả các đơn hàng phục vụ nhu cầu cúng bái tâm linh cơ bản.
 
Sau giãn cách xã hội, xăng tăng giá kéo theo các chi phí nguyên nguyện đầu vào đều tăng hơn. Thế nhưng các sản phẩm của làng mã vẫn phải giữ nguyên giá thị trường để đảm bảo tính cạnh tranh, lãi vì thế mà cũng ít hơn so với mọi năm.
Sau giãn cách xã hội, xăng tăng giá kéo theo các chi phí nguyên nguyện đầu vào đều tăng hơn. Thế nhưng các sản phẩm của làng mã vẫn phải giữ nguyên giá thị trường để đảm bảo tính cạnh tranh, lãi vì thế mà cũng ít hơn so với mọi năm.

 

Cả thôn Phúc Am hiện có khoảng 180 hộ dân sống dựa vào nghề làm hàng mã. Trong đó có khoảng 10 cơ sở sản xuất và buôn bán hàng mã, còn lại là các hộ dân chủ yếu đi làm thuê. Việc làm đồ mã được thực hiện chuyên môn hóa, mỗi gia đình chỉ làm từ 1 đến 2 món đồ chuyên biệt. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân.
Cả thôn Phúc Am hiện có khoảng 180 hộ dân sống dựa vào nghề làm hàng mã. Trong đó có khoảng 10 cơ sở sản xuất và buôn bán hàng mã, còn lại là các hộ dân chủ yếu đi làm thuê. Việc làm đồ mã được thực hiện chuyên môn hóa, mỗi gia đình chỉ làm từ 1 đến 2 món đồ chuyên biệt. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân.

 

Khánh Huy

Pháp Luật và Xã hội
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục