Thấy gì từ các khoản phải thu liên quan tới Hải Hà Petro tại Pharbaco?

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 cho thấy Pharbaco đang đẩy mạnh vay nợ ngân hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp này lại phát sinh các khoản phải thu có giá trị hàng trăm tỷ đồng với nhóm Hải Hà Petro – “đại gia” về xăng dầu nhiều lần bị bêu tên vì nợ thuế.

Cuối tháng 11/2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình cho biết đã ban hành các quyết định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) tại kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng để nộp vào Ngân sách Nhà nước. Theo thông báo của đơn vị này, Hải Hà Petro có dư nợ thuế là hơn 1.760 tỷ đồng.

Đáng chú , đây cũng không phải là lần đầu tiên Hải Hà Petro bị “bêu tên” vì nợ thuế. Trước đó trong năm 2021, doanh nghiệp này cũng đứng đầu danh sách nợ thuế của tỉnh Thái Bình với số nợ hơn 1.709 tỉ đồng.

Theo tìm hiểu, Hải Hà Petro được thành lập vào năm 2003, địa chỉ tại Số 132, TDP số 6, Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Là một doanh nghiệp có tiếng trên thị trường cung ứng xăng dầu, theo giới thiệu, hiện Hải Hà Petro sở hữu mạng lưới 22 cửa hàng xăng dầu và hơn 200 khách hàng là thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý mua bán tiêu thụ trực tiếp trải khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, cùng kho xăng dầu tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với tổng diện tích hơn 66.600m2, gồm 11 bồn chứa, sức chứa hơn 75.900m3.

Vào năm 2020, Hải Hà Petro đã chi hàng trăm tỷ đồng để “thâu tóm” CTCP Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco (mã chứng khoán: PBC). Theo báo cáo thường niên năm 2022 của PBC, Hải Hà Petro sở hữu 36,364% cổ phần PBC. Các doanh nghiệp khác cùng nhóm Hải Hà Petro là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng vận tải Hải Minh Hưng sở hữu 15,127% cổ phần, Công ty TNHH MTV Đại Hải Hà Petro sở hữu 13,636%.

Các khoản phải thu liên quan đến Hải Hà Petro chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của Pharbaco, trong bối cảnh doanh nghiệp dược này đẩy mạnh vay ngân hàng.
Các khoản phải thu liên quan đến Hải Hà Petro chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của Pharbaco, trong bối cảnh doanh nghiệp dược này đẩy mạnh vay ngân hàng.

Kể từ khi về tay nhóm chủ mới, tình hình kinh doanh của Pharbaco khởi sắc với doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trưởng. Dù vậy, Pharbaco dường như vẫn “sa lầy” tại một dự án lớn là  Nhà máy Dược phẩm tiêu chuẩn EU – GMP (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội). Theo báo cáo tài chính quý III/2023, chi phí xây dựng cơ bản dở dang dự án đạt 1.893,2 tỷ đồng, chiếm tới hơn 58% tổng tài sản của doanh nghiệp.

Sự hiện diện của giới chủ mới cũng thể hiện rõ nét qua các giao dịch qua lại giữa Hải Hà Petro – Pharbaco. Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của Pharbaco thể hiện doanh nghiệp này có tổng các khoản phải thu là hơn 717 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn là 560,2 tỷ đồng, chiếm quá nửa tài sản ngắn hạn (hơn 1.051 tỷ đồng).

Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy Pharbaco đã phát sinh khoản phải thu dài hạn hơn 137,4 tỷ đồng với Hải Hà Petro và hơn 198 tỷ đồng với CTCP Vật tư NN Pháp Vân. Nên biết, Vật tư NN Pháp Vân cũng đang nắm tới 18,18% vốn của Pharbaco, đồng thời là pháp nhân ít nhiều có liên hệ với nhóm Hải Hà Petro.

Các khoản phải thu liên quan đến Hải Hà Petro chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của Pharbaco, trong bối cảnh doanh nghiệp dược này đẩy mạnh vay ngân hàng.

Theo đó, tại ngày 30/9/2023, chủ nợ lớn nhất của Pharbaco là Ngân hàng BIDV với dư nợ là 392,5 tỷ đồng; tăng gấp 2,4 lần so với đầu kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phát sinh khoản vay mới 36,5 tỷ đồng với Ngân hàng Đại chúng TNHH Kasikornbank. Cũng cần phải nhắc tới khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TPBank là hơn 213 tỷ đồng, tăng 11,2 lần so với số đầu năm.

Ở một diễn biến khác, ngày 29/12, Pharbaco dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2023. Tại đây, HĐQT Pharbaco sẽ trình ĐHĐCĐ bất thường thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.

Theo đó, Pharbaco khả năng sẽ phát hành 50 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu thành công, công ty sẽ thu về 500 tỷ đồng. Đây là loại cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ khi hoàn thành đợt phát hành. Toàn bộ số tiền 500 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán, công ty dự định dùng để trả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn tại Ngân hàng BIDV.

HĐQT được ủy quyền chủ động tìm kiếm, lựa chọn và thông qua danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (dưới 100 nhà đầu tư) được tham gia mua cổ phần, đồng thời lựa chọn thời điểm phát hành phù hợp và các vấn đề khác liên quan đến đợt phát hành cổ phiếu tang vốn điều lệ.

Hiếu Nguyễn

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục