Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Tây Nguyên

(KDPL) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Việc sắp xếp lại các loại rừng cơ bản phù hợp yêu cầu thực tiễn; công tác giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng được chú trọng, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật.

Trong đó có nhiều cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đã giúp người dân làm công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các hộ dân đồng bào nghèo tại các tỉnh Tây Nguyên được cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững.

Cần chấm dứt tình trạng “hợp thức hóa” đất rừng

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm (từ 2010-2014), tổng diện tích rừng Tây Nguyên đã giảm tới hơn 300.000ha, độ che phủ của rừng giảm 6,1%, xuống còn 48,5%. Không những diện tích mà cả trữ lượng cũng giảm mạnh. Trong vòng 5 năm đó, trữ lượng rừng khu vực Tây Nguyên giảm hơn 57 triệu m3, tương ứng giảm 17,4%. Trong đó, diện tích rừng được đánh giá là khu vực “rừng giàu” đã giảm gần 20 triệu m3, tương ứng 21%. việc mất rừng còn do chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất, việc chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su với hơn 72.000 ha, chuyển hơn 8.000 ha đất rừng để xây dựng khoảng 50 công trình thủy điện, đồng thời, làm cho hàng nghìn ha rừng bị ngập trong lòng hồ, hàng chục nghìn ha rừng bị triệt phá. 

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Tây Nguyên - Ảnh 1
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị phát triễn rừng bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Tây Nguyên cuối năm 2016.

Bên cạnh đó, công tác phát triển rừng, trồng rừng thay thế chậm tiến độ; xã hội hoá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế. Độ che phủ rừng tăng nhưng khó có thể đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, khoán sử dụng không đúng mục đích. Tình trạng dân di cư tự do chưa được kiểm soát chặt chẽ. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn nhiều bất cập; diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, sạt lở đất rừng tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức, ý thức và trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, vì lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững.

Trước thực trạng trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo chính quyền địa phương các tỉnh Tây nguyên cần rà soát lại toàn bộ việc cấp phép cho các doanh nghiệp thực hiện dự án trên đất rừng, qua đó phát hiện, xử lý nghiêm những đơn vị để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, không để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng việc cấp phép dự án để tàn phá rừng; các cấp, các ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn để nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời có hiệu quả nạn phá rừng.

Muốn thực hiện tốt việc này thì cần phải dựa vào cộng đồng

Đối với những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đất đai, rừng núi là không gian sinh tồn, vốn đã gắn bó máu thịt với buôn làng, với cuộc sống của họ. Những tác động của các chính sách kinh tế – xã hội, áp lực gia tăng dân số cơ học đều đi liền với nhu cầu về đất đai, trong khi tình hình đất đai, rừng núi ở Tây Nguyên luôn có sự biến động rất lớn, đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vẫn còn khoảng 11.000 hộ thiếu đất sản xuất. Do đó, giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên là nhiệm vụ tập trung hàng đầu của chính quyền các cấp. Những tranh chấp đất đai đã xẩy ra ở quy mô, mức độ khác nhau tại các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua, đòi hỏi cần phải giải quyết ngay để giải tỏa áp lực mâu thuẫn giữa người dân bản địa với các nhóm dân cư khác. Giao đất, rừng cho cộng đồng buôn làng với cơ chế hưởng lợi hợp lý, thỏa đáng sẽ là giải pháp hữu hiệu để giảm áp lực về đất sản xuất cho đồng bào, từng bước xã hội hóa nghề rừng, ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng hiện nay, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hóa giải những mâu thuẫn đã và đang phát sinh từ quá trình quản lý đất đai, rừng núi ở Tây Nguyên.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Tây Nguyên - Ảnh 2
Ông Nguyễn Thành Chung tại dự án trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng mang lại lợi ích kinh tế cho DN và tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

Theo  ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty Lâm Nghiệp Đăk Tô tỉnh Kon Tum và cũng là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện thành công Phương án quản lý rừng bền vững và đã được tổ chức Quốc tế công nhận và cấp chứng chỉ rừng tự nhiên FSC toàn phần giai đoạn 5/2014- 4/2019. Cho biết, muốn bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững, thì phải trước tiên là đầu tư đa mục đích, đa mục tiêu, gắn với xóa đói giảm nghèo, vừa là chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các vùng miền, vừa là bảo vệ cung ứng dịch vụ mội trường rừng và đặc biệt là phát triển kinh tế rừng ổn định và bền vững nhất, muốn làm được điều này thì trước tiên phải tạo công ăn việc làm cho cộng đồng là con em người ĐBDTTS trên địa bàn làm công nhân địa phương tại các thôn,làng có rừng cùng tham gia để bảo vệ, việc còn lại phải đảm bảo mức thu nhập ổn định cho họ yên tâm lao động,làm được như vậy thì sẽ tập hợp được mọi thành phần trong xã hội đều có trách nhiệm cao nhất, quan tâm cao nhất, để chung tay, góp sức quản lý bảo vệ rừng một cách hiểu quả hơn. Hiện tại đơn vị cóhơn 40 lao động là con em người ĐBDTTS trên địa bàn làm công nhân gắn bó ổn định lâu dài.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Tây Nguyên - Ảnh 3
Một nét đẹp từ phần rừng thuộc tỉnh Kon Tum mà PV chụp.

Riêng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên toàn Lâm Phần công ty quản lý với hơn hơn 36.000 ha rừng đất rừng và phát triển vườn sâm giống dưới tán rừng. Nổi bật, trong năm 2016 doanh nghiệp đã thực hiện trồng mới rừng trồng với diện tích hơn 727 ha. Trong đó rừng trồng thay thế gần 540 ha và rừng trồng sản xuất của công ty đạt hơn 186 ha. đối với cây Sâm Ngọc linh, trong 03 năm trở lại đây (2014-2016) công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đã gặt hái được một số thành quả nhất định. Cho đến nay Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô đang tập trung nguồn lực trồng mới 32ha sâm giống, nâng cao chất lượng nguồn giống, đăng ký sở hữu nguồn giống, công bố nguồn giống và sản xuất kinh doanh giống theo quy chế quản lý hiện hành; góp phần việc bảo tồn giống gen gốc, từng bước phát triển một cách bền vững, phấn đấu đến sau năm 2020 sẻ cung cấp cây giống ra thị trường phục vụ nhân dân trong vùng, để đầu tư phát triển nhanh, mạnh vùng chuyên canh cây Sâm trên địa bàn của tỉnh, tăng thu nhập cho người dân nơi đây, đồng thờiđưa các sản phẩm được chế biến từ cây Sâm Ngọc linh của tỉnh ra thị trường trong nước và quốc tế.  xây dựng nhà máy và khai thác chế biến sâm giai đoạn đầu với quy (4,87ha sâm trên 10 năm tuổi)từ nay đến năm 2023, cũng như mở rộng quy mô lớn hơn sau năm 2023 góp phần vào giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị

Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Bí thư thì trước tiên các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu cần triển khai thực hiện, gồm: rà soát quy hoạch; bảo vệ rừng; khôi phục rừng; sắp xếp các công ty lâm nghiệp; về chế biến lâm sản và phát triển kinh tế lâm nghiệp của người dân; nhu cầu về tài chính và nhân lực. Trong đó, cần tổ chức thực hiện nhiệm vụ thống kê quản lý diện tích rừng sau kiểm kê rừng, hoàn chỉnh việc rà soát quy hoạch các loại rừng, tổ chức theo dõi cập nhật diễn biến tài nguyên rừng hằng năm và tổ chức phân cấp quản lý Nhà nước về rừng cho UBND cấp huyện, xã. 

Bên cạnh đó, cần phải hạn chế việc chuyển đổi rừng tại các dự án, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, chế biến lâm sản và động vật hoang dã trái phép, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào, đầu ra của các cơ sở chế biến, coi đây là giải pháp trọng tâm trước mắt và phải duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, chú trọng công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng mới, trồng rừng thay thế, nâng cao chất lượng rừng. 

Mặt khác, có những chính sách, cơ chế mở rộng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ đối với rừng sản xuất của chủ rừng; quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản của tỉnh theo hướng tinh chế, hiện đại, đưa công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành, tạo công ăn việc làm, nâng giá trị sản phẩm lâm nghiệp, tăng thu nhập ổn định cho người làm nghề rừng và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội…

Trọng Tâm

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục