Pháp công nhận sách là nhu yếu phẩm, cho mở cửa thời giãn cách xã hội

"Hiệu sách thuộc ngành kinh doanh thiết yếu cần mở trong mùa dịch, đây là điều không có gì phải bàn cãi", Bộ trưởng văn hóa Pháp Roselyne Bachelot tuyên bố.

"Hiệu sách thuộc ngành kinh doanh thiết yếu cần mở trong mùa dịch, đây là điều không có gì phải bàn cãi", Bộ trưởng văn hóa Pháp Roselyne Bachelot tuyên bố.

Pháp công nhận sách là nhu yếu phẩm, cho mở cửa thời giãn cách xã hội - Ảnh 1

Theo hãng tin France24, chính phủ Pháp mới đây đã công nhận sách là nhu yếu phẩm và cho phép các hiệu sách được phép mở cửa trong thời kỳ giãn cách chống dịch Covid-19.

Cụ thể, Pháp sẽ thực hiện giãn cách ở nhiều vùng ven biển như Nice, Cannes hay Dunkirk và những hiệu sách tại đây vẫn được phép mở theo quy định mới, tương tự như các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, dược phẩm khác.

Động thái này của Pháp đã khiến nhiều quốc gia khác bất ngờ bởi trong khoảng thời gian cách ly trước đó vào tháng 11-12/2020, hiệu sách vẫn bị buộc đóng cửa và khách hàng chỉ có thể mua online trên mạng.

Việc hiệu sách đóng cửa trong mùa dịch đã khiến cộng đồng những người yêu sách tại Pháp chỉ trích nặng nề trong khi nhiều tiệm sách lâu đời với truyền thống và văn hóa có giá trị đã phải cầu cứu chính phủ.

"Trong khi rạp chiếu phim và nhà hát đóng cửa thì hiệu sách là nơi cuối cùng bạn có thể tiếp xúc với văn hóa đại chúng", chủ tịch Anne Martelle của Liên hiệp các hiệu sách "Syndicat de la Librairie Française" nói với hãng tin France24.

Trong khi tại nhiều quốc gia, việc đóng cửa các hiệu sách là điều bình thường trong mùa giãn cách chống Covid-19 thì vấn đề này lại dấy lên cuộc tranh cãi trong cộng đồng.

Trên mạng xã hội, rất nhiều người dân Pháp phản đối việc đóng cửa hiệu sách. Thậm chí việc công nhận sách là nhu yếu phẩm trong mùa dịch còn được Bộ trưởng văn hóa Pháp Roselyne Bachelot ủng hộ.

"Hiệu sách thuộc ngành kinh doanh thiết yếu cần mở trong mùa dịch, đây là điều không có gì phải bàn cãi", bộ trưởng Bachelot nói với hãng tin AFP.

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục