Năm chiếc ôtô chuẩn bị được TPBank (mã HoSE: TPB) đem ra đấu giá bao gồm: 1 xe ôtô nhãn hiệu Toyota Vios E có giá khởi điểm 381,3 triệu đồng; 1 xe ôtô Ford có giá khởi điểm 502,5 triệu đồng; 1 xe ôtô KIA Thaco Frontier với giá khởi điểm là 269,5 triệu đồng; 1 xe ôtô Chevrolet Aveo có giá khởi điểm 207,7 triệu đồng và 1 xe ôtô Chevrolet Colorado với giá khởi điểm 393,1 triệu đồng.
Trước đó, TPBank đã ra thông báo xử lý tài sản đảm bảo là xe ôtô của 5 khách hàng cá nhân để thu hồi nợ.
Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm, nợ xấu của TPBank tăng mạnh 53% so với thời điểm cuối năm 2019. Nợ xấu tăng kéo theo việc chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng này tăng 109%.
Tính tới thời điểm 31.3.2020, theo Báo cáo tài chính quý I/2020, tổng nợ xấu tăng từ hơn 1.235 tỉ đồng lên khoảng 1.883 tỉ đồng.
Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank chia sẻ tại Đại hội cổ đông, nợ xấu ngân hàng tăng thêm chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân vay mua ôtô dù chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19. Dự kiến trong thời gian tới, TPBank triển khai các biện pháp thu hồi nợ, nhưng việc này cũng gặp khó khăn do nhiều khách hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đáng chú ý, đây là thời điểm khó khăn cho ngành ôtô với lượng hàng tồn kho lớn. Ảnh hưởng của dịch COVID-19, ôtô ế ẩm khiến doanh số bán hàng ngày càng lao dốc. Ngành ôtô trong nước lại phải cạnh tranh về giá với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Dự báo giá xe tiếp tục giảm và nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thua lỗ dừng hoạt động.
Số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy tổng doanh số bán hàng của các thành viên thuộc Hiệp hội trong quý I.2020 chỉ đạt 50.009 xe, giảm 33% so với cùng kỳ 2019. Đây cũng là mức doanh số bán hàng thấp nhất trong 5 năm qua trên thị trường ôtô.
Báo cáo tài chính quý I/2020 từ một số doanh nghiệp phân phối ôtô lớn cũng cho thấy tình trạng khó khăn, cả doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm.
Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank chia sẻ tại Đại hội cổ đông, nợ xấu ngân hàng tăng thêm chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân vay mua ôtô dù chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19. Dự kiến trong thời gian tới, TPBank triển khai các biện pháp thu hồi nợ, nhưng việc này cũng gặp khó khăn do nhiều khách hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Nợ xấu của TPBank tăng kéo theo việc chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng này tăng 109%. Do đó, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng ghi nhận mức 1.009 tỉ đồng (tăng 18% so với cùng kì năm trước) và lợi nhuận sau thuế là 809,2 tỉ đồng (tăng 19% so với cùng kì năm trước).
Trong khi, thu nhập lãi thuần của TPBank tính tới thời điểm 31.3.2020 tăng 35% lên mức xấp xỉ 1.728 tỉ đồng thì lãi từ hoạt động dịch vụ giảm đến 27,6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 157 tỉ đồng.
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng giảm 19%.
Lãi thuần từ hoạt động khác tăng 13 lần cùng kỳ, đạt gần 306 tỉ đồng do tăng thu từ hoạt động kinh doanh khác.
Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh ngoại hối tiếp tục báo lỗ lên mức 83,4 tỉ đồng, tăng gấp 6 lần so với mức lỗ ghi nhận vào cuối năm 2019.
|
Theo taichinhdoanhnghiep