Ninh Thuận “điểm mặt” loạt doanh nghiệp nợ thuế hàng tỷ đồng

Chi Cục Thuế TP. Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) vừa công khai danh sách hơn 20 doanh nghiệp chây ì, nợ thuế trên địa bàn.

Chi Cục Thuế TP. Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) mới đây công khai danh sách 26 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn thành phố.

Trong đó, 5 doanh nghiệp có tổng số tiền nợ thuế tính đến ngày 30/9/2023 trên 1 tỷ đồng bao gồm Công ty TNHH Bình Minh Ninh Thuận (hơn 3,5 tỷ đồng), Công ty TNHH Thuận Phú (hơn 2,4 tỷ đồng); Công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng - Thương mại Việt An Toàn nợ (2,3 tỷ đồng); Công ty TNHH Xây dựng Tâm Ngọc NT (hơn 2,1 tỷ đồng); Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Dịch vụ Thuận Hải PR (hơn 1,3 tỷ đồng).

Ninh Thuận vừa công bố danh sách 26 doanh nghiệp nợ thuế.

Ninh Thuận vừa công bố danh sách 26 doanh nghiệp nợ thuế.

Ngoài 2 doanh nghiệp mới phát sinh nợ thuế, 3 doanh nghiệp đã có số tiền nợ thuế hàng tỷ đồng từ các tháng trước. Cụ thể, Công ty TNHH Bình Minh Ninh Thuận (đường Thống Nhất, phường Phú Hòa) từng nợ thuế hơn 3,6 tỷ đồng, sau đó còn hơn 3,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Thuận Phú (đường Đoàn Thị Điểm, phường Thanh Sơn) từng nợ thuế hơn 2,3 tỷ đồng sau đó tăng lên hơn 2,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng Tâm Ngọc NT (đường Nguyễn Văn Cừ, phường Văn Hải) từng nợ thuế hơn 3,1 tỷ đồng sau đó tăng lên 3,4 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có số tiền nợ thuế thấp nhất là hơn 60 triệu đồng, cao nhất là hơn 3,5 tỷ đồng.

Số liệu trên được Chi Cục Thuế TP. Phan Rang - Tháp Chàm công bố tại thời điểm nợ thuế tính đến ngày 31/5/2023 và 31/7/2023.

Công ty TNHH Thuận Phú và Công ty TNHH Xây dựng Tâm Ngọc NT cũng là 2 doanh nghiệp từng nợ thuế trong năm 2022. Theo Chi Cục Thuế TP. Phan Rang - Tháp Chàm, 2 doanh này bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế còn nợ thuế tính đến ngày 30/11/2022 nhưng chưa nộp thuế vào ngân sách Nhà nước với số tiền lần lượt là hơn 2,3 và hơn 3,1 tỷ đồng, theo báo Đầu tư.

Trước đây, Ninh Thuận là đơn vị bị điểm đầu tiên trong danh sách các Cục thuế địa phương để nợ thuế tăng cao. Theo Tổng cục Thuế, nguyên nhân là do các Cục Thuế chưa quyết liệt thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Theo báo Đấu thầu, Tổng cục Thuế cho biết, tính đến cuối tháng 9/2023, tỷ lệ tiền thuế nợ có khả năng thu trên tổng dự toán thu năm 2023 là 7,7%.

Về thanh kiểm tra thuế, tính đến ngày 14/9/2023, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 42.002 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 52,4% kế hoạch năm 2023 và bằng 93,4% so với cùng kỳ năm 2022; kiểm tra được 411.520 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng 85,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 41.546,8 tỷ đồng bằng 102,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 7.780,67 tỷ đồng, bằng 71,2% số tăng thu qua thanh tra kiểm tra.

Nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023, quyết liệt xử lý, thu hồi nợ đọng thuế theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, giảm nợ đọng thuế, hoàn thành chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2023, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các địa phương triển khai giao chỉ tiêu thu nợ đến từng cán bộ, công chức; gắn trách nhiệm của lãnh đạo với nhiệm vụ thu hồi nợ thuế của đơn vị.

Vân Anh (T/h)

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục