Những hệ lụy quanh Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng

Khi Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng chính thức đi vào hoạt động, cuộc sống yên bình của người dân 3 xã: Bảo Thanh, Trung Giáp, Phú Lộc của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ bị đảo lộn.

 

Từ sáng tinh mơ, đến tối mịt, người dân nơi đây phải chịu tiếng xe cộ, tiếng kèn trống, tiếng khóc thảm thiết…. Nhưng đâu chỉ có vậy, người dân còn phải ngậm ngùi bán từng sào đất vốn đã gắn bó bao đời nay trong cuộc sống của họ. Bởi không bán thì cũng chẳng cấy trồng được gì.

Những hệ lụy quanh Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng - Ảnh 1
Nhiều ha đất nông nghiệp của người dân xã Bảo Thanh trồng lúa nay bị san gạt để cho dự án Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng.

 

Từ nhà nông đi đong gạo...

Cuối tháng 4/2019, PV tìm đến xóm Hốp Náp, xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, được nghe những câu chuyện “ly nông” của những người “gần đất xa trời”, cả đời người gắn bó với cày cuốc, chăm bẵm những cây lúa, nuôi ước mơ con cái. Theo lời người dân địa phương thuật lại thì sự việc xảy ra khoảng cuối năm 2016, Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng đã tự ý đổ đất đồi (loại đất đỏ) san gạt khiến diện tích đất ruộng trồng lúa 1 năm 2 vụ, mỗi vụ 180kg/sào của nhiều người trong xóm bị xô bồi, bị lấp hoàn toàn. Không chỉ có thế, những thửa nằm cách xa khu vực san gạt cũng không thể canh tác được vì mương dẫn nước từ đập về để phục vụ tưới tiêu cũng bị chặn đứng.

Ban đầu, chỉ vài ruộng bị ảnh hưởng do mưa làm xối đất bồi lấp, nhưng sau đó,, những thửa ruộng phía dưới không còn nước để cấy lúa, người dân bắt đầu bỏ ruộng. Phản ánh, kiến nghị mãi, Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng mới tiến hành đền bù diện tích đất bị ảnh hưởng 75kg/sào/vụ, đất bị ảnh hưởng nặng 180kg/sào/vụ. Điều đáng nói là trước khi đổ đất, san gạt, phía Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng không thông báo cho người dân, chỉ khi có phản ứng của nhiều người dân, bên phía Chủ đầu tư Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng mới tiến hành thỏa thuận, nhưng rất muộn.

Ruộng bị san gạt mất đã đành, diện tích đất ruộng còn lại cũng không thể “trồng lúa”, nên người tuổi cao, sức khỏe yếu thì ở nhà trồng cỏ nuôi bò, lác đác một số thanh niên vào làm việc cho Công viên 8h/ngày. Mỗi ngày làm việc nhận được 100 nghìn tiền công. Nhà mất ít cũng 1-2 sào, nhà nhiều 5-6 sào. Hết ruộng, hết lúa người dân xóm Hốp Náp đành phải đi... “đong gạo”. Nhưng điều mà bà con băn khoăn nhất là đến bao giờ những diện tích này được trả lại cho người dân? Nhiều người nghe phong thanh về việc UBND tỉnh cho phép mở rộng Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng giai đoạn 2, nhưng cụ thể như thế nào thì cũng không ai tỏ tường.

Những hệ lụy quanh Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng - Ảnh 2
Người dân cho rằng dòng nước đen từ lò hỏa táng của Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng chảy thẳng ra ruộng đang bức hại đất đai…

 

... Đến nhà nông bán ruộng

Ông Phạm Thanh Tùng - Chủ tịch UBND xã Bảo Thanh cho biết: Về việc người dân xóm Hốp Náp cho rằng việc đổ đất, san gạt vào ruộng, từ đó chặn hệ thống tưới tiêu đồng áng, dẫn đến việc không tưới tiêu được. Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng xả thải ra môi trường, chôn lấp rác bừa bãi cùng với việc “hỏa táng”, gây ô nhiễm môi trường đối với bà con sinh sống ở xung quanh khu vực. Cùng với đó, bà con sử dụng nguồn nước giếng bị ô nhiễm vì Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng chôn lấp ở trên cao dẫn đến việc ngấm xuống đất, bà con sử dụng nước giếng sẽ bị ô nhiễm.

Ông Tùng cho hay: Dự án này được thực hiện 6-7 năm nay rồi và được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 khoảng 60 ha, sau đó tỉnh Phú Thọ đồng ý chủ trương mở rộng, mở rộng lên xã Bảo Thanh mấy chục ha, nước tràn nước ven sông sau đó tráng nước này ra khoảng 8-9ha.

UBND xã đã làm việc với công ty và đã mời các hộ dân lên làm việc, phạm vi ảnh hưởng năng xuất và sản lượng thiệt hại của các hộ dân thỏa thuận với công ty, bắt đầu từ năm ngoái đến bây giờ xã đã ban hành một văn bản chung: Cứ mỗi vụ phía Công ty phải trả cho người dân bị thiệt hại nặng 180kg/1sào/vụ, trả trước ngày 30/6, vụ thứ 2 trả trước ngày 30/11.

Về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, phạm vi cấp xã không làm được mà phải cấp tỉnh, đầu tiên là khoan trắc 1 lần/năm, nhưng bây giờ khoan trắc 6 tháng/1 lần, vừa rồi xã Bảo Thanh, xã Trung Giáp, xã Phú Lộc chúng tôi đề nghị không thuê một đơn vị tư vấn nào trong địa bàn tỉnh Phú Thọ nữa mà thuê một đơn vị khoan trắc độc lập ở ngoài tỉnh Phú Thọ, chứ không để đơn vị trong tỉnh Phú Thọ khoan trắc nữa… Ông Tùng nói hiện nay công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng hỏa táng 1 ngày từ 15-20 ca.

Người dân phản ánh về việc san gạt đại táng chôn cất ở trên cao thì bà con ở dưới này người dân dùng nguồn nước giếng phải hứng chịu nguồn nước ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nơi đây, việc thứ hai bà con phản ánh 1-2h sáng, lò hỏa táng của Công viên có tiếng khóc gào thét gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Tại buổi làm việc, ông Hùng cho biết thêm: Về việc này xã có nhận được phản ánh của bà con nhân dân và có nội dung ấy, trong đó về môi trường có 1, 2 hộ sống ở giáp ranh, dùng nguồn nước giếng, giờ nó dềnh lên, nổi váng lên, người dân không thể dùng nước ăn được. Việc này, chính quyền xã chúng tôi đã vào làm việc với công ty và công ty hứa sẽ nghiên cứu đào trả cho người dân giếng khoan để lấy nước ăn. Nhưng họ vẫn chưa đào cho người dân Khu 4, chúng tôi cũng không hiểu vì sao…?

Còn ông Tùng thì chia sẻ: Từ khi Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng về khai thác trên địa bàn, xã chẳng được lợi ích gì, người dân mất hàng trăm hec-ta đất. Về chính sách hỗ chợ giải quyết việc làm thì hỗ trợ người nhiều cũng chỉ được dăm bẩy trăm, sau rồi lại đi làm thuê cho người ta. Cuộc sống của người dân không khó khăn như trước nhưng thực chất dân không có lợi gì. Lợi chẳng thấy đâu mà chỉ thấy “lợi bất cập hại”.

Trước sự việc trên, báo kính chuyển nội dung trên đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Phú Thọ cần vào cuộc thanh tra, kiểm tra việc Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng hỏa táng 1 ngày 15-20 người. Việc hỏa táng như vậy liệu có gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước? Và có ảnh hưởng gì đối với 3 xã Bảo Thanh, Trung Giáp, Phú Lộc hay không?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Theo Đức Anh/KD&PL

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục