Nhóm doanh nghiệp họ Louis và loạt vết nhơ trong chứng khoán

Một loạt những doanh nghiệp 'họ Louis' cũng thường xuyên bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt trong thời gian qua như: Louis Holdings; Louis Capital; Dược Lâm Đồng; Xuất nhập khẩu An Giang...

 

Nhóm doanh nghiệp họ Louis và loạt vết nhơ trong chứng khoán - Ảnh 1

Công ty cổ phần Louis Holdings trở thành cái tên nổi đình đám khi liên tiếp thâu tóm nhiều doanh nghiệp, tạo dựng hệ sinh thái "họ Louis". Chỉ trong một năm, doanh nghiệp do ông Đỗ Thành Nhân làm Chủ tịch đã trở thành cổ đông lớn của 5 đơn vị gồm Công ty cổ phần Louis Capital (TGG), Công ty cổ phần Louis Land (BII), Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar - LDP), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex - AGM) và Công ty cổ phần Sametel (SMT).

Điều đáng nói, một loạt những doanh nghiệp 'họ Louis' này thường xuyên bị UBCKNN xử phạt và làm ăn thua lỗ trong thời gian qua. Cụ thể:

Công ty cổ phần Louis Holdings bị phạt hơn 160 triệu đồng và đình chỉ giao dịch chứng khoán 2 tháng 

Ngày 22/03/2022, UBCKNN đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-XPHC về việc xử phạt Công ty cổ phần Louis Holdings, địa chỉ: 14 Nguyễn Văn Vĩnh, Phường 4, Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh số tiền 161.205.000 đồng (Một trăm sáu mươi mốt triệu hai trăm linh năm nghìn đồng) vì giao dịch vượt quá giá trị đăng ký.

Ngoài ra, Louis Holdings còn bị xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 02 tháng.

Công ty cổ phần Louis Capital (TGG) thường xuyên bị phạt

Nhóm doanh nghiệp họ Louis và loạt vết nhơ trong chứng khoán - Ảnh 2

Ngày 17/01/2022, UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty cổ phần Louis Capital số tiền hơn 230 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Trước đó, ngày 12/11/2021, UBCKNN cũng xử phạt Louis Capital 145 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch.

Tiếp đến, ngày 01/9/2021, UBCKNN  Louis Capital 60 triệu đồng và giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu TGG do tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn chưa có dấu hiệu khắc phục rõ ràng.

Louis Land (BII) lỗ đậm quý IV/2021

Louis Land gia nhập hệ sinh thái của Louis Holdings hồi đầu năm 2021, mà đơn vị này đang sở hữu thương hiệu gạo Louis Rice. Xuất khẩu gạo cũng là một trong những mảng mà Louis Holdings đang mở rộng trong hệ sinh thái.

Tính tới cuối năm 2021, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty nằm chủ yếu ở hai cụm công nghiệp là Thắng Hải II và Tân Bình.

Tổng nợ đi vay tại ngày 31/12/2021 là hơn 98 tỷ đồng, đều là vay ngắn hạn từ ngân hàng. Năm 2021, Louis Land vay tổng cộng gần 335 tỷ đồng và tổng số tiền trả nợ gốc vay là gần 370 tỷ.

Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar - LDP) mới được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo

Trước đó vào ngày 2/4/2021, cổ phiếu LDP bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện bị cảnh báo với lý do: Lợi nhuận sau thuế năm 2020 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 trên Báo cáo tài chính năm 2020 của Ladophar là số âm.

Nhóm doanh nghiệp họ Louis và loạt vết nhơ trong chứng khoán - Ảnh 3

Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2021, LDP ghi nhận doanh thu hơn 162 tỷ đồng, giảm 36,42% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 39 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lỗ gần 26 tỷ đồng.

Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận năm 2021 tăng vọt so với năm 2020, Ladophar cho biết, trong năm 2021, LDP đạt doanh thu tài chính 31,61 tỷ đồng, tăng vượt trội so với con số 1,35 tỷ đồng của năm 2020. Trong khi đó, các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm. Đồng thời, LDP còn có khoản thu nhập khác tăng đột biến lên mức 34,36 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với năm 2020.

Công ty cổ phần Sametel (SMT)

Ngày 07/3/2022, Công ty Sametel bị phạt 170 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch.

Nhóm doanh nghiệp họ Louis và loạt vết nhơ trong chứng khoán - Ảnh 4

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, SMT thua lỗ gần 4 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 2 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/09/2021 âm gần 325 triệu đồng. Về nợ vay, dù giá trị các khoản vay ngắn hạn giảm nhẹ 3% nhưng tổng nợ vay của SMT lại tăng 17%, lên hơn 60 tỷ đồng.

Nguyên nhân do Công ty tăng vay nợ dài hạn lên hơn 16 tỷ đồng, gấp gần 3 lần đầu năm.Trên thị trường, cổ phiếu SMT gây chú ý với mức giảm sâu sau đà tăng nóng từ giữa tháng 8/2021. SMT hiện đang được giao dịch quanh 18,500 đồng/cp (phiên sáng 26/10).Mặt khác, hàng loạt người nội bộ Công ty đã nộp đơn từ nhiệm trong thời gian gần đây.

Viết Dinh

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục