Nhiều ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp bất ngờ: Mừng hay lo?

(SHTT) - 9 tháng đầu năm 2020, nợ xấu của nhiều ngân hàng phình to nhanh chóng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu không thể theo kịp. 14 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao ph

Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực lên nền kinh tế, nợ xấu hầu hết ngân hàng đều ghi nhận tăng mạnh.

Trong đó, tính đến 30/9/2020, Kienlongbank ghi nhận nợ xấu nội bảng gấp 6,5 lần lên gần 2.241 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 50% (gần 57 tỷ đồng), nợ có khả năng mất vốn gấp 8,9 lần (gần 2.134 tỷ đồng). Kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Ngân hàng từ mức 1,02% hồi đầu năm lên 6,63% (cao nhất hệ thống ngân hàng).

Tiếp theo phải kể tới ngân hàng ACB có nợ xấu nội bảng tăng 71%, lên gần 2.480 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay cũng tăng từ 0,54% đầu năm lên 0,83%.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng công bố nợ xấu nội bảng tăng hơn 60% so với hồi đầu năm. Nợ xấu các ngân hàng có mức tăng phổ biến từ từ 20% đến 40%.

Chẳng hạn như VietBank tăng 61%, lên mức gần 868 tỷ đồng. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ mức 1,32% của đầu năm lên 2,03%. Nợ xấu nội bảng của TPBank cũng tăng đến 60%, ghi nhận 1.971 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của TPBank tăng từ mức 1,29% đầu năm lên 1,79%.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh

Thực tế, nợ xấu của nhiều ngân hàng phình to nhanh chóng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu không thể theo kịp. Trong 21 ngân hàng được khảo sát có tới 14 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm, thậm chí giảm rất mạnh.

Tại ACB, năm 2019 tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao khoảng 175%. Tuy nhiên, sau 9 tháng đầu năm 2020, nợ xấu nội bảng tăng vọt 71%, chi phí dự phòng không theo kịp tốc độ tăng nợ xấu khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ghi nhận mức sụt giảm mạnh về 117%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các ngân hàng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các ngân hàng.

Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), ACB chỉ dự phòng 0,05% số dư khoản vay gộp cho các tài khoản dự phòng cụ thể (khoản chi phí dự phòng được dự phòng trực tiếp cho khoản vay khách hàng), so với Vietcombank 0,96%, VIB 0,33% và TPBank 0,9% trong cùng kỳ.

Đặc biệt tại HDBank, tính đến 30/9/2020, tổng nợ xấu của HDBank tăng mạnh 51% so với đầu năm, ghi nhận 3.012 tỷ đồng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu của HDBank giảm mạnh, từ mức 81% cuối năm 2019 xuống mức 64% vào cuối tháng 9.

Đáng chú ý nhất tại KienLongBank, vì nợ xấu nội bảng tong 9 tháng qua tăng gấp 6,5 lần lên gần 2.241 tỷ đồng so với đầu năm nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh trong ba quý từ 87% xuống còn 17% - thấp nhất trong nhóm ngân hàng được khảo sát. Tiếp theo là Nam A Bank ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh trong 3 quý đầu năm từ 60% về mức 38%.

Ngoài ra, điều này cũng được ghi nhận tại một số ngân hàng khác như VIB từ 51% xuống 48%; TPBank từ 98% xuống 92%; SHB từ 62% xuống 57%; LienVietPostBank từ 85% xuống 73%, MSB từ 68% xuống 59%; ABBank từ 56% chỉ còn 42%; VietBank từ 64% giảm còn 54%; Ngân hàng Bản Việt cũng giảm từ 53% xuống 48%.

Như vậy, top 3 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất hệ thống trong 9 tháng đầu năm 2020 gồm KienLongBank (17%), Nam A Bank (38%) và ABBank (42%).

Trong khi mức độ bao phủ nợ xấu tại nhiều ngân hàng đang có dấu hiệu yếu đi thì tại một số nhà băng khác chỉ tiêu này lại tăng trưởng mạnh, có thể kể đến như Techcombank, MB, Vietcombank, Sacombank,...

Chẳng hạn tại MB, trước tình hình nợ xấu tăng hơn 39% trong 3 quý đầu năm, ngân hàng cũng đã phải tăng dự phòng rủi ro cho vay lên gần 50% để phòng thủ. Qua đó, kéo tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 110% lên gần 119%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các ngân hàng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các ngân hàng.

Nợ xấu có thực sự được ngân hàng phản ánh đầy đủ?

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, các con số nợ xấu công bố hiện tại chưa phản ánh chính xác được tình trạng thực tế về chất lượng tài sản các ngân hàng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến 28/9, các tổ chức tín dụng đã tái cơ cấu thời hạn trả nợ đối với hơn 272.115 khách hàng với dư nợ cho vay khoảng 331.013 tỷ đồng, tương đương 3,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Tỷ lệ chuyển thành nợ xấu sau khi đại dịch phụ thuộc vào khả năng phục hồi của nền kinh tế, của riêng doanh nghiệp.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng không phải tất cả các khoản vay được tái cơ cấu sẽ chuyển thành nợ xấu. Tuy nhiên, nhiều khả năng nợ xấu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng của đại dịch, và vượt ngưỡng 3% do Ngân hàng Nhà nước đặt ra vào năm 2021.

Theo VDSC, các quy định cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đang "phủ lớp son" lên báo cáo tài chính của các ngân hàng.

Hay nói cách khác, nợ xấu có thể chưa được phản ánh đầy đủ trong báo cáo tài chính của các ngân hàng và nợ xấu sẽ lộ diện sau khi các qui định cơ cấu thời hạn trả nợ kết thúc.

Hà Phương (T/h)

Hà Phương (T/h)

SHTT
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục