Năm nay nhiều nhà băng sẽ không thể…chia cổ tức

(Kinhdoanhnet) – Thay vì được quyền tự quyết định tỷ lệ chia cổ tức và trình cổ đông thông qua như mọi lần thì năm nay các ngân hàng sẽ phải trình kế hoạch chia cổ tức lên cho Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định. Do đó sẽ có khá nhiều ngân hàng không được phép chia cổ tức.

Mùa đại hội cổ đông đang ngày càng gần đến gần, nhiều ông chủ ngân hàng càng lo khó ăn nói với cổ đông về vấn đề chi trả cổ tức trong năm nay. Bởi khác với mọi năm, trong năm 2015 các ngân hàng sẽ  phải xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Trung ương về vấn đề chia cổ tức để bảo đảm các ngân hàng phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, tạo nguồn lực để xử lý nợ xấu.

Như vậy thay vì được quyền tự quyết định tỷ lệ chia cổ tức và trình cổ đông thông qua như mọi lần thì năm nay dự kiến nhiều ngân hàng sẽ không được phép chia cổ tức quá 9% tùy vào kết quả kinh doanh và trích lập dự phòng rủi ro và tiến độ xử lý nợ xấu.

Theo thống kê tại TP.HCM hiện đã có 7 trong số 12 ngân hàng có hội sở trên địa bàn không thể chia cổ tức cho cổ đông gồm Eximbank, HDBank, An Bình, TMCP Sài Gòn, Southernbank... Đây cũng là năm đầu tiên số lượng các ngân hàng không chia cổ tức tăng mạnh như vậy.

Nguyên nhân khiến các ngân hàng không thể tiến hành chia cổ tức cho cổ đông chủ yếu là do tình hình kinh doanh của các nhà băng này trong năm vừa qua không mấy khả quan, cộng với việc tăng trích lập dự phòng khiến lợi nhuận nhiều ngân hàng bị giảm sút mạnh.

Năm nay nhiều nhà băng sẽ không thể…chia cổ tức
Năm nay nhiều nhà băng sẽ không thể…chia cổ tức.

Khá khẩm hơn, một số ngân hàng như LienVietPostbank,, VIB, MBBank, ACB, SHB… thì vẫn dự kiến chia cổ tức tuy nhiên mức cổ tức chia sẽ bị giảm đi nhiều.

Cụ thể tạiLienVietPostbank, từ mức dự kiến chia cổ tức là 10% đã giảm còn 6%, VIB từ mức 11% giảm xuống còn 9%.

Tại Ngân hàng ACB, HĐQT đã dự kiến trả cổ tức 9% bằng tiền mặt. Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Toại cho biết Ngân hàng Nhà nước chỉ duyệt mức chia 7%. Còn tại MBBank ngân hàng này vẫn đề xuất trả cổ tức 12% như đã thống nhất từ đầu năm 2014 với các cổ đông. Tuy nhiên, đến nay đơn vị này cho biết vẫn chưa nhận được quyết định cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước…

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xem xét này được thực hiện trên quan điểm: tất cả phải có trách nhiệm với cộng đồng, với nền kinh tế và pháp luật luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Tức là, tất cả lợi ích chính đáng và hợp pháp thuộc về nhà đầu tư sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.Do đó Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định mức chi trả cổ tức cho các ngân hàng dựa trên việc các ngân hàng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro làm cơ sở đánh giá việc phân phối lợi nhuận.

Đây cũng là năm đầu tiên Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ vấn đề chia cổ tức của từng ngân hàng. Việc này đi liền với quá trình tái cơ cấu của các ngân hàng trong năm 2015.

Ngay từ những ngày đầu năm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thể hiện rõ quyết tâm sẽ đưa nợ xấu của toàn ngành về 3% cuối năm 2015. Do đó, việc khống chế chia cổ tức với những đơn vị nợ xấu còn cao, trích lập chưa đầy đủ được cho là biện phạm mạnh mẽ của nhà điều hành.

Trước đó trong một lần phát biểu với báo giới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã từng giải thích rằng, cần phải kiểm soát việc chi trả cổ tức để tránh tình trạng ngân hàng làm ra đồng nào “xào” đồng nấy, lỗ thật - lãi giả để rồi khi có rủi ro xảy ra không có nguồn vốn để xử lý, nhất là với yêu cầu xử lý nợ xấu.

Ngọc Anh(TH theo TBKTSG Online; VnExpress; VnEconomy) 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục