Lý do gì khiến PGBank chọn Vietinbank để “kết hôn”?

(Kinhdoanhnet) – Theo ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT PGBank cho biết, mặc dù đã có nhiều đối tác là các tập đoàn tư nhân lớn ở Việt Nam bày tỏ mong muốn muốn trở thành đối tác của PGBank, nhưng để có thể giúp cho PGBank trở thành một ngân hàng thực sự lớn mạnh thì có lẽ Vietinbank mới có đủ khả năng.

Sau nhiều ngày chờ đợi, thì ngày 14/4 vừa qua cả hai ngân hàng là VietinBank và PGBank đã trình lên Đại hội cổ đông phương án sáp nhập 2 nhà băng này với nhau và đã được cổ đông thông qua. Trong tháng 6 tới đây hai bên sẽ trình đề án cụ thể lên Ngân hàng nhà nước. Theo phương án sáp nhập hai ngân hàng sẽ thực hiện hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ cổ phiếu là 1:0,9 tức 1 cổ phiếu PGBank đổi 0,9 cổ phiếu VietinBank và dự kiến việc sáp nhập sẽ hoàn thành trong quý III năm nay.

Chia sẻ về lý do khiến PGBank chọn Vietinbank để “kết hôn”, ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch HĐQT PGBank cho biết mặc dù đã có nhiều đối tác là các tập đoàn tư nhân lớn ở Việt Nam bày tỏ mong muốn muốn trở thành đối tác của PGBank, nhưng để có thể giúp cho PGBank trở thành một ngân hàng thực sự lớn mạnh thì có lẽ Vietinbank mới có đủ khả năng. Cụ thể với lợi thế là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong quản trị và tiềm lực mạnh của mình, VietinBank chắc chắc sẽ khai thác hết những thế mạnh mà PGBank đang có. Đồng thời sẽ đưa PGBank phát triển đúng với kỳ vọng và định hướng ban đầu.

Được biết thông tin về thương vụ sáp nhập giữa hai ngân hàng đã có từ lâu, tuy nhiên cho đến nay thương vụ này mới được ngã ngũ. Theo chia sẻ của ông Bùi Ngọc Bảo, thực ra cách đây khoảng 3 đến 4 năm về trước, PGBank và Vietinbank đã bắt đầu “tìm hiểu” nhau.

Trước đó trong cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2014, PGBank cũng đã từng trình ĐHĐCĐ thường niên 2014 phương án sáp nhập vào VietinBank và hoán đổi cổ phiếu nhưng vẫn giữ nguyên hình thức tổ chức, bộ máy lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là thương hiệu PG Bank vẫn được giữ lại. Sau sáp nhập, PG Bank trở thành một đơn vị thành viên của VietinBank, theo mô hình ngân hàng trong ngân hàng.

Theo phương án này, Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex sẽ giảm sở hữu tại PGBank xuống 20% trong năm 2015. Đồng thời Vietinbank sẽ phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu PGBank để Vietinbank sở hữu 99% cổ phần của PGBank..

Tuy nhiên mô hình sáp nhập do PGBank đề xuất vẫn còn khá mới mẻ, tại Việt Nam vẫn chưa có thương vụ nào như vậy nên không được chấp nhận. Chính vì vậy hai bên phải mất thêm thời gian để chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Lý do gì khiến PGBank chọn Vietinbank để “kết hôn”?
Lý do gì khiến PGBank chọn Vietinbank để “kết hôn”?

Theo phương án sáp nhập mới đã được cổ đông của cả hai nhà băng này thông qua, ngân hàng mới sẽ thành lập công ty tài chính trực thuộc trong quý III năm nay với tên gọi PG Finance. Công ty này sẽ đi theo xu hướng của các ngân hàng khác nhằm theo đuổi mảng tín dụng tiêu dùng/vay không có tài sản đảm bảo thông qua công ty con độc lập.

Đối với người lao động của PGBank, trong vòng 6 tháng kể từ ngày sáp nhập, ngân hàng sẽ bảo đảm việc làm cho toàn bộ người lao động của PGBank và các khoản thu nhập bao gồm lương, thưởng, lợi ích khác. Tuy nhiên sau 6 tháng này, sẽ rà soát đánh giá lại trình độ, năng lực của người lao động. VietinBank sẽ thực hiện chi trả các khoản thu nhập cho người lao động của PGBank theo quy định tại các chính sách liên quan của VietinBank. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành của PGBank sẽ điều hành ngân hàng cho đến ngày sáp nhập và sau đó tự miễn nhiệm sau ngày sáp nhập.

Ngọc Anh (TH theo Trí thức trẻ; Vietstock; NLĐ, Vneconomy)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục