Loạt công ty chứng khoán lại thêm một quý kinh doanh không như ý

Hàng loạt các công ty chứng khoán như FPT, Everest, VNDirect, Đại Việt,… đồng loạt báo cáo kết quả kinh doanh bết bát trong quý 3/2022.

Hàng loạt các công ty chứng khoán như FPT, Everest, VNDirect, Đại Việt,… đồng loạt báo cáo kết quả kinh doanh bết bát trong quý 3/2022.

Chứng khoán FPT, Everest,…báo lỗ nặng vì hoạt động tự doanh

Điển hình tại CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, mã: FTS), quý 3/2022 ghi nhận doanh thu hoạt động sụt giảm tới 87% so với cùng kỳ năm trước, đạt 54 tỷ đồng, chủ yếu do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) âm 154 tỷ đồng.

Theo giải trình, doanh thu tự doanh giảm mạnh chủ yếu do chênh lệch đánh giá lại khoản đầu tư MSH của May Sông Hồng, giá trị cuối quý 3/2022 giảm tới 162 tỷ đồng so với con số quý liền trước, trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 150 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí, FPTS lỗ trước thuế 35 tỷ đồng trong quý 3/2022, trong khi cùng kỳ lãi 333 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động của FPTS giảm 38% xuống 633 tỷ đồng, lãi trước thuế giảm 56% xuống 330 tỷ đồng. Năm 2022, FPTS đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 680 tỷ đồng.

Như vậy, sau 9 tháng, công ty mới chỉ hoàn thành 33% kế hoạch lợi nhuận cả năm. đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại ngày 30/9, tăng gần 25% so với đầu năm.

Loạt công ty chứng khoán lại thêm một quý kinh doanh không như ý - Ảnh 1

Một công ty chứng khoán khác cũng ngậm ngùi bão lỗ là Chứng khoán Everest (HNX: EVS). Nguyên nhân chính khiến EVS bị lỗ đến từ hoạt động tự doanh tiêu cực. Trong quý 3, lãi từ các tài sản tài chính qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm mạnh 81% so với cùng kỳ, xuống gần 40,5 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL gần 225 tỷ đồng, tăng 25%.

Quý này, chi phí hoạt động tự doanh gần như không biến động nhiều. Kết quả, mảng tự doanh Công ty lỗ hơn 185 tỷ đồng.

Không chỉ mảng tự doanh kém sắc, các nguồn thu khác cũng đồng loạt giảm như doanh thu hoạt động môi giới giảm 54%, còn 16,7 tỷ đồng; thu từ hoạt động tư vấn giảm 21%;… Ngoài ra, các khoản chi phí đều tăng mạnh.

Do đó, công ty chứng khoán này báo lỗ quý 3 hơn 147 tỷ đồng, cùng kỳ 2021 hơn 27 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đem về 372 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 9% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế hơn 4,3 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 205 tỷ đồng).

Năm 2022, EVS đặt mục tiêu doanh thu 1.815 tỷ đồng và lãi sau thuế 458 tỷ đồng, lần lượt tăng 63% và 9% so với thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, sau 9 tháng, Công ty vẫn chưa thể có lãi.

Cùng cảnh ngộ, quý 3/2022, CTCP Chứng khoán Alpha (APSC) lỗ sau thuế hơn 3,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 3 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu hoạt động của APSC giảm hơn 21% so với cùng kỳ, còn hơn 5,6 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu mảng môi giới chứng khoán giảm 35% còn hơn 1,2 tỷ đồng; doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán cũng giảm còn 2,5 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 50%.

Về mảng tự doanh, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) sụt giảm 21%, xuống gần 5,6 tỷ đồng. Lỗ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) hơn 1,3 tỷ đồng (cùng kỳ không ghi nhận).

Đồng thời, các khoản chi khác như chi phí tư vấn và chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán,… đều tăng mạnh cũng là nguyên nhân khiến công ty chứng khoán này thua lỗ.

Một trường hợp bết bát hơn là CTCP Chứng khoán phố Wall (mã: WSS), quý 3/2022 công ty này lỗ sau thuế hơn 50 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 cũng lỗ hơn 37 tỷ đồng). Nguyên nhân xuất phát từ hoạt động tự doanh, chủ yếu do đầu tư cổ phiếu UPCoM.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu hoạt động gần 42,4 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ FVTPL và thu nhập hoạt động khác đều tăng mạnh lần lượt 92% và gấp 6 lần, đạt gần 32 tỷ đồng và 2,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu các mảng dịch vụ như môi giới, cho vay và tư vấn lại đi lùi. Sau cùng, WSS lỗ sau thuế 21,5 tỷ đồng, sa sút hơn mức lỗ 19,8 tỷ đồng cùng kỳ.

Loạt công ty chứng khoán lại thêm một quý kinh doanh không như ý - Ảnh 2

Tương tự, Chứng khoán Đại Việt (DVSC) báo lỗ quý 3 chủ yếu do hoạt động mang lại nguồn thu chính là tự doanh không mấy tích cực, chịu lỗ gần 1 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí khác, Công ty báo lỗ gần 4 tỷ đồng.

Nhiều công ty chứng khoán lợi nhuận ‘bốc hơi’ mạnh

Tuy không làm ăn thua lỗ, song nhiều công ty chứng khoán khác đang ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ.

Điển hình tại CTCP Chứng khoán VNDirect (mã: VND), trong quý 3/2022 mảng tự doanh giảm sút so với cùng kỳ, doanh thu môi giới và bảo lãnh phát hành giảm mạnh. Đồng thời, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. Do đó, VND lãi sau thuế quý 3 giảm tới 83% còn hơn 93,5 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của VND đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 31%. Lãi sau thuế giảm 5% còn gần 1.400 tỷ đồng.

CTCP Chứng khoán MBS (mã: MBS) cũng không khấm khá cho mấy khi ghi nhận lãi sau thuế quý 3/2022 hơn 121 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do các mảng môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành đều sụt giảm về doanh thu.

Loạt công ty chứng khoán lại thêm một quý kinh doanh không như ý - Ảnh 3

Tương tự, doanh thu hoạt động quý 3 tại Chứng khoán Vietcombank (VCBS) giảm gần 16% xuống còn 275 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong quý 3/2022 đạt hơn 61 tỷ đồng, giảm 58%. Theo chia sẻ từ VCBS, thị trường cổ phiếu và trái phiếu biến động phức tạp, không thuận lợi dẫn đến doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và hoạt động tự doanh giảm so với cùng kỳ.

Cùng hoàn cảnh, doanh thu hoạt động trong quý 3 của Chứng khoán Thành Công (mã: TCI) đạt 43,9 tỷ đồng, giảm gần 37% so với cùng kỳ. Các khoản chi phí đều tăng. Kết quả,  lợi nhuận trước thuế giảm 66,7% so với cùng kỳ, đạt 16,8 tỷ đồng. Lãi sau thuế chỉ còn vỏn vẹn 14 tỷ đồng, giảm 65%.

Tiếp đến, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) ghi nhận doanh thu hoạt động trong quý 3/2022 đạt gần 634 tỷ đồng, giảm 12%. Nguồn thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 91,4 tỷ đồng, giảm 41,4%. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu của TVSI giảm 28%, còn 107,4 tỷ đồng. Thu từ lưu ký chứng khoán đạt 131 tỷ đồng, tăng 32%.

Ngược chiều doanh thu, chi phí hoạt động của TVSI ghi nhận 455 tỷ đồng, tăng nhẹ 7%. Do đó, lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm 59% so với cùng kỳ, còn 75,3 tỷ đồng. Lãi sau thuế của Công ty giảm 49,3%, ghi nhận ở mức 75,3 tỷ đồng.

Đặc biệt, do sụt giảm nguồn thu trong tất cả các mảng hoạt động khiến Chứng khoán VIX (mã: VIX) ghi nhận doanh thu hoạt động quý 3/2022 giảm 53% so với cùng kỳ. Kết quả là lãi trước thuế của công ty giảm 42,6%, còn hơn 102 tỷ đồng.

Đây là quý thứ ba liên tiếp Chứng khoán VIX sụt giảm về doanh thu hoạt động. Kể từ đầu năm 2020, VIX ghi nhận doanh thu và lãi trước thuế cao nhất vào quý 1/2021, lần lượt là 511 tỷ đồng và 398 tỷ đồng.

Hoàng Long

Sở hữu trí tuệ
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục