Lăng kính chứng khoán 4/7: Cơ hội hồi phục quanh mốc 1.115 - 1.120

Nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi giá với các vị thế lướt sóng, tận dụng nhịp điều chỉnh tái cơ cấu lại danh mục, ưu tiên cổ phiếu có cơ bản tốt, thu hút dòng tiền.

Lăng kính chứng khoán 4/7: Cơ hội hồi phục quanh mốc 1.115 - 1.120 - Ảnh 1

Thị trường tiếp tục có diễn biến tích cực với sự phân hoá nghiêng về bên mua, khối ngoại còn mua ròng hơn 100 tỷ đồng, tập trung vào cổ phiếu HPG.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index tăng 5,32 điểm, tương đương 0,47% lên 1.125,5 điểm. Toàn sàn có 253 mã tăng, 169 mã giảm và 59 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,72 điểm, tương đương 0,32% về 226,6 điểm. Toàn sàn có 98 mã tăng, 85 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,23 điểm về 85,77 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 15 mã tăng giá.

Tổng giá trị khớp lệnh của toàn thị trường đạt 12.624 tỷ đồng, giảm 33% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 30% về 10.794 tỷ đồng. Tại nhóm VN30 nhà đầu tư sang tay 3.997 tỷ đồng.

Nhận định đầu tư

Chứng khoán Phú Hưng: Nhìn chung, thị trường vẫn chưa thực sự rũ bỏ hết áp lực điều chỉnh sau phiên tăng 3/7. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi giá với các vị thế lướt sóng, thay vào đó, tận dụng các nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu lại danh mục.

Trong đó, ưu tiên là cổ phiếu có cơ bản tốt, dự báo kết quả kinh doanh quý II năm 2023 tăng trưởng, và đang thu hút được dòng tiền.

Chứng khoán Asean SC: Thị trường ngày 3/7 ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ với giá đóng cửa ở mức cao hơn trung bình trong ngày, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua đang có dấu hiệu mạnh lên và đà giảm tạm thời chững lại, tuy nhiên tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá thận trọng.

Do đó, nhóm phân tích cho rằng khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn. Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.120 – 1.125 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.130 – 1.135 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Chứng khoán KBSV: Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VN-Index trải qua một nhịp rung lắc giằng co trước khi dần hồi phục về cuối phiên. Việc hình thành mẫu nến doji cùng thanh khoản sụt giảm trong phiên 3/7 không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt xu hướng.

Mặc dù xu hướng điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn đóng vai trò chủ đạo, cơ hội hồi phục và quay trở lại xu hướng tăng điểm của VN-Index vẫn được đánh giá cao với vùng hỗ trợ gần quanh 1.115-1.120. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và kết hợp mua tại hỗ trợ - bán tại kháng cự theo từng mã riêng lẻ với phần vị thế còn lại.

Tin vắn chứng khoán

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 19,96 tỷ USD. Như vậy, thặng dư thương mại toàn ngành đạt khoảng 4,63 tỷ USD, giảm 11%. Hiện 5 mặt hàng có thặng dư thương mại cao nhất gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 4,95 tỷ USD, giảm 27,9%), cà phê, hàng rau quả, gạo, tôm.

Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Riêng chỉ có giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc có sự tăng trưởng dương (tăng 7,7%); còn xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản đều giảm với mức lần lượt là giảm 32,9% và giảm 5,3%.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global thì PMI trong tháng 6 vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp, cho thấy sức khỏe ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Với kết quả 46.2, tăng so với mức 45.3 điểm của tháng 5, chỉ số lần này cho thấy các điều kiện kinh doanh tiếp tục suy giảm mạnh.

Phạm Hồng Nhung

Người đưa tin Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục