Lăng kính chứng khoán 3/7: Rủi ro điều chỉnh có phần tăng lên

Dòng tiền thời gian tới sẽ tập trung vào các nhóm ngành sản xuất thiết yếu, có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt như nhóm dầu khí, vận tải, mía đường.

Lăng kính chứng khoán 3/7: Rủi ro điều chỉnh có phần tăng lên - Ảnh 1

Sau chuỗi tăng điểm, thị trường chứng kiến một tuần điều chỉnh. Lực bán càng có phần gia tăng sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu vĩ mô quý II chưa có nhiều sự cải thiện tích cực. Cụ thể, GDP Việt Nam tiếp tục tăng trưởng thấp trong quý II/2023 do thiếu hụt đơn hàng cho lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.

Thanh khoản giảm nhẹ với giá trị giao dịch bình quân của 3 sàn đạt 19.052 tỷ đồng, giảm 2,1% so với tuần trước đó. Khối ngoại tiếp tục bán ròng tuy nhiên với giá trị không đáng kể là 39,2 tỷ đồng, giảm 80,6% so với tuần trước đó.

Giá trị bán ròng trên HoSE và UPCoM lần lượt đạt 69,4 tỷ đồng và 2,1 tỷ đồng, thấp hơn lần lượt 62,4% và 84,5% so với giá trị bán ròng tuần trước đó. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng trên HNX đạt 32,4 tỷ đồng, đảo chiều so với động thái bán ròng trong tuần trước đó.

Ông Nguyễn Trọng Minh, Trưởng phòng môi giới, CTCK Yuanta Việt Nam – Co-Founder BigStock, Quản lý tài sản và ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đều đưa ra nhận định rằng nếu thị trường vẫn giữ được mốc 1.120 điểm, đà tăng của thị trường có thể tiếp tục trong thời gian tới.

Định giá thị trường trong vòng 1 năm qua (Nguồn: Fiintrade).

Định giá thị trường trong vòng 1 năm qua (Nguồn: Fiintrade).

Người Đưa Tin: Tính chung nửa đầu năm, VN-Index đã bứt phá 113 điểm, tương đương 11,3% để tiến lên mốc 1.120. Đà tăng của thị trường đi kèm với thanh khoản cải thiện. Liệu trong tuần tới, thị trường có thể duy trì được mốc cản này?

Ông Nguyễn Thế Minh: Chỉ số VN-Index trong thời gian qua đã có mức tăng khá mạnh lên 1.120 điểm, thị trường đã có sự cải thiện cả về điểm số và thanh khoản. Như vậy, có thể thấy sự dịch chuyển của dòng tiền đã chảy vào kênh chứng khoán kể từ giai đoạn tháng 4/2022. Xu hướng ngắn hạn theo tôi vẫn là tăng, nhưng đi kèm với đó là áp lực điều chỉnh lớn.

Trong phiên cuối tuần vừa rồi, diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới đang có xu hướng tích cực sau khi chỉ số lạm phát lõi (PCE) của Mỹ được công bố ở mức giảm nhẹ so với tháng trước đó. Do đó, điều này có thể sẽ phản ánh tích cực ở tâm lý nhà đầu tư trong phiên đầu tuần. Nhưng áp lực điều chỉnh là vẫn còn, nếu thị trường vẫn giữ được mốc 1.120 điểm, thì đà tăng có thể duy trì những tuần sau đó.

Mặc dù xu hướng tăng chưa bị vi phạm, nhưng rủi ro đã có phần tăng khi áp lực bán gia tăng cùng thanh khoản lớn. Như vậy nếu giữ đc 1.120 thì khả năng đà tăng có thể duy trì.

Ông Nguyễn Trọng Minh: Thị trường vẫn đang trong xu hướng hồi phục sau khi đạt đáy vào quý IV/2022. Xu hướng hồi phục vẫn tiếp diễn và chưa có tín hiệu kết thúc. Hầu hết các nhóm cổ phiếu lớn đều đang trong xu hướng đi lên.

Tuy nhiên, càng về cuối sóng phục hồi, rủi ro điều chỉnh sẽ càng lớn, vì vậy, theo tôi, nhà đầu tư cần đưa ra chiến lược đầu tư ngắn hạn phù hợp với thị trường thời điểm hiện tại.

Người Đưa Tin: Kỳ công bố kết quả kinh doanh bán niên đang tới gần, theo ông, kết quả của quý II có khả quan hơn so với quý I ảm đạm vừa qua?

Ông Nguyễn Thế Minh: Theo số liệu công bố, chỉ số GDP quý II vừa rồi vẫn ở mức thấp, chỉ cao hơn quý II/2020 khi dịch Covid xảy ra, và sáng hơn so với quý I/2023.

Đối với mặt bằng tăng trưởng theo ngành so với cùng kỳ, quý II này vẫn thấp so với quý trước ở một số ngành hàng dịch vụ, như hàng không; hoặc những nhóm ngành chịu trực tiếp áp lực lãi suất nhưng chứng khoán, bán lẻ, vật liệu xây dựng,..

Theo tôi, để có thể thấy bức tranh hồi phục phải sang tới quý III/2023, thời điểm áp dụng sử dụng chính sách tài khóa giảm thuế VAT xuống 2% nhằm kích thích tiêu dùng, thêm vào đó lãi suất cho vay cũng giảm.

Thanh khoản thị trường trong vòng 1 tháng qua (Nguồn: Fiintrade).

Thanh khoản thị trường trong vòng 1 tháng qua (Nguồn: Fiintrade).

Ông Nguyễn Trọng Minh: Dựa vào số liệu kinh tế vĩ mô Việt nam do Tổng cục thống kê công bố, có thể thấy, tuy rằng số liệu kinh doanh vẫn còn ảm đảm nhưng nhiều ngành nghề đã có tín hiệu tích cực hơn so với quý I/2023. Thậm chí một số ngành hàng còn tăng trưởng mạnh như sữa tươi, mía đường, khí Gas, dệt may cũng có tín hiệu hồi phục. Như vậy, theo tôi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có sự phân hóa mạnh trong quý II/2023.

Người Đưa Tin: Theo ông, những nhóm ngành nào có khả năng tiếp tục thu hút nhà đầu tư trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Thế Minh: Câu chuyện động lực tăng trưởng kinh tế vẫn là đầu tư công. Theo tôi, nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn là nhóm hưởng lợi chính từ chính sách đầu tư công của Nhà nước.

Nhóm thứ hai được hưởng lợi trong 6 tháng cuối năm, có độ nhạy cảm đối với lãi suất giảm chính là nhóm là chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, sản xuất thực phẩm đây là những nhóm sẽ thu hút dòng tiền trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Trọng Minh: Trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa có tín hiệu khả quan, vĩ mô còn ảm đảm, tôi cho rằng các nhóm ngành xoay quanh nhóm ngành bất động sản như ngân hàng, xây dựng, vật liệu xây dựng... sẽ không thu hút dòng tiền, mà dòng tiền sẽ tập trung vào các nhóm ngành sản xuất thiết yếu, có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt như nhóm dầu khí (GAS, BSR, PVD...), vận tải (GMD, PVT...), mía đường (SBT, LSS, QNS...), hàng thiết yếu (VNM, DBC...).

Phạm Hồng Nhung

Người đưa tin Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục