Lắng đọng nỗi lo “chảy máu” tài nguyên Việt

(kinhdoanhnet) - Từ lâu tranh đá quý đã là một loại hình nghệ thuật thú vị ở Việt Nam. Vùng đá quý Lục Yên( Yên Bái) của Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với những mỏ đá quý lớn và được coi là cái nôi của tranh đá quý. Tuy Việt Nam là vựa đá quý nổi tiếng Đông Nam Á nhưng tranh đá quý lại được ra đời ở Thái Lan

Đó thực sự là một thực trạng đáng buồn khi người Việt không biết tận dụng và lưu giữ tài nguyên vốn có của mình – hay còn gọi là hiện tượng “chảy máu” tài nguyên. Cùng trò chuyện với chị Nguyễn Thị Thu – Giám đốc công ty TNHH chế tác và XNK hàng thủ công mỹ nghệ Xuân Việt để biết thêm về loại hình tranh đá quý Việt Nam.

Gặp gỡ chị Nguyễn Thị Thu – Giám đốc cơ sở chế tác tranh đá quý Xuân Việt tôi như được biết thêm rất nhiều điều mà có lẽ trước giờ nhiều người vẫn lầm tưởng về loại hình tranh nghệ thuật này.

Chị Thu sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, vốn dĩ là cựu sinh viên trường Đại học ngoại ngữ nhưng theo nghiệp kinh doanh, đối với chị không phải là sở thích nhất thời mà là cả quá trình đam mê, học hỏi và trân trọng loại hình nghệ thuật tranh đá quý Việt Nam.

Lắng đọng nỗi lo “chảy máu” tài nguyên Việt - Ảnh 1
 Nguyễn Thị Thu – Giám đốc công ty TNHH chế tác và XNK hàng thủ công mỹ nghệ Xuân Việt 

Đầu những năm 90, tranh đá quý được phát hiện ở Thái Lan. Điều đáng nói đến ở đây là nguyên liệu đá quý để làm nên những bức tranh đó xuất phát từ Việt Nam. Phát hiện ra sự chảy máu tài nguyên của Việt Nam những nhà nghiên cứu, những nghệ nhân quyết định sẽ đặt nền tảng cho tranh đá quý Việt và thổi hồn văn hóa Việt vào trong các tác phẩm nghệ thuật.

Được tiếp xúc với nghệ thuật từ khá sớm, khi mới ra trường chị Thu từng làm trợ lý họa sỹ trong vòng gần 2 năm. Sau khi giành nhiều thời gian dịch và tìm hiểu các tài liệu mỹ thuật, nghiên cứu cái nôi nghệ thuật Pháp trong cô gái trẻ dần hình thành tư duy có chiều sâu về nghệ thuật.

Nghệ thuật phải có chiều sâu

 Từ khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh nghệ thuật và bắt tay vào loại hình tranh đá quý cho đến nay chị đã có hơn 10 năm trong ngành. Hiện tại chị Thu đang sở hữu 1 xưởng chế tác tranh đá quý và 2 showroom trưng bày sản phẩm tại Bảo tàng Hà Nội và Nha Trang nhờ có sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương.

Say sưa nói về tranh đá quý như một đam mê, khó khăn cũng nhiều nhưng cũng có thành quả được ghi nhận như ngày hôm nay. Hơn 5 năm mở đường cho tranh đá quý để quảng bá cho mọi người biết đến và trân trọng loại hình nghệ thuật này chị đã phải đi rất nhiều nơi, gặp rất nhiều người để đưa sản phẩm đi các tỉnh hay giới thiệu với quốc tế. Bôn ba từ Gia Lai, Huế rồi Đà Nẵng, Sài Gòn… để xây dựng hệ thống và quảng bá thương hiệu tranh đá quý Xuân Việt.

Chị Thu luôn quan niệm, để đi theo loại hình kinh doanh nghệ thuật này cần phải có kinh nghiệm, có tài chính, có thời gian và đặc biệt là phải có kiến thức. Do chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng hội họa trong nghệ thuật nên đối với chị,  cần phải thật khắt khe trong các tác phẩm nghệ thuật. Một tác phẩm tranh đá quý Xuân Việt thông thường không chỉ là đẹp mà cần phải có chiều sâu, sự sống động và mang cái hồn riêng của nó.

Lắng đọng nỗi lo “chảy máu” tài nguyên Việt - Ảnh 2
Sản phẩm Tranh đá quý Xuân Việt

Để giữ được sự sống động của sự vật, nguyên liệu làm nên nó cũng phải tuyển chọn thật kĩ lưỡng. Tranh đá quý Xuân Việt luôn tự hào với những tác phẩm sử dụng đá quý tự nhiên 100% không nhuộm màu. Những mẫu đá khi sử dụng được sơ chế kĩ lưỡng đảm bảo nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với một bức tranh nổi có chiều sâu. Những người làm nên bức tranh đó cũng được chị Thu tuyển chọn kĩ càng, đó đều là những bàn tay tài hoa xuất thân từ chuyên ngành mĩ thuật và có sự chuyên nghiệp cao. Từ yếu tố nguyên liệu đến con người đều hoàn hảo chính là yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo nên những kiệt tác nghệ thuật.

Tranh đá quý không hề xa xỉ

Vì nguyên liệu có tính đặc thù cho nên tranh đá quý luôn tạo cho người xem cảm giác sang trọng, thanh nhã và rất thích hợp để trưng bày hay để biếu tặng. Theo quan niệm của rất nhiều người khi nghe đến tranh đá quý mọi người sẽ nghĩ ngay đến một loại hình nghệ thuật xa xỉ. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên thay đổi cách nhìn mới hơn về tranh đá quý.

Lắng đọng nỗi lo “chảy máu” tài nguyên Việt - Ảnh 3

Chị Thu có chia sẻ: “Thông thường một bức tranh thêu Tứ quý thường có giá chênh gấp gần 3 lần so với bức tranh đá quý cùng loại. Mọi người nên thay đổi cách nhìn nhận về tranh đá quý vì nó không hề quá xa xỉ”.

Cũng chính vì quan điểm tranh đá quý là dòng tranh cao cấp chỉ phục vụ cho những người có kinh tế khá giả cho nên rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp chế tác còn có hiện tượng lợi dụng để đẩy giá lên và bán sản phẩm với giá cao. Tuy nhiên,  Xuân Việt với tôn chỉ của người giám đốc – chị Thu luôn mong muốn có thể bình ổn giá cả để tranh đá quý có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường.

Những tác phẩm tranh đá quý có chiều sâu, có tư duy luôn làm hài lòng mọi khách hàng khi đến với công ty. Chị Nguyễn Thị Thu luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho khách hàng, chia sẻ kinh nghiệm hoặc thậm chí sẵn sàng chia sẻ tài liệu trong ngành cho rất nhiều người muốn tìm hiểu và kinh doanh loại hình này. Vì theo chị Thu: “Đây không phải là một nghề truyền thống nhưng nó sử dụng nguồn tài nguyên đẹp đẽ của đất nước. Chị rất mong có thể chung tay cùng mọi người quảng bá và giữ gìn thứ tài nguyên quý giá này”.

  Hà Trần

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục