Bangkok và 12 tỉnh thành khác, 1 nhóm đóng góp hơn một nửa GDP Thái Lan, từ tuần trước đang ở trong lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vì biến chủng Delta đe dọa nhấn chìm hệ thống y tế công cộng của nước này.
Nhiều khả năng Thái Lan sẽ trở thành nền kinh tế có diễn biến tệ nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm nay. Các chuyên gia kinh tế đang đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng của nước này trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, căng thẳng chính trị leo thang và niềm hi vọng về sự hồi sinh của ngành du lịch đang dần phai nhạt.
Trung bình 36 chuyên gia kinh tế mà Bloomberg đưa ra dự báo GDP Thái Lan sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm nay. Đây là mức yếu so với năm ngoái, khi GDP sụt giảm 6,1% - mạnh nhất trong hơn 2 thập kỷ.
Hồi tháng 4, Bộ Tài chính Thái Lan dự báo GDP năm 2021 sẽ tăng trưởng 2,3%. Tuy nhiên nhiều khả năng con số này sẽ được điều chỉnh lại. Với số ca nhiễm mới và tử vong liên tục phá kỷ lục kể từ khi làn sóng dịch bệnh mới nhất bắt đầu nổi lên từ tháng 4, một số chuyên gia kinh tế đang cảnh báo về kịch bản kinh tế Thái Lan sẽ bước vào 1 cuộc suy thoái kỹ thuật trong 6 tháng cuối năm, thậm chí tệ hơn là bước vào năm suy thoái thứ hai liên tiếp – điều mà nước này chưa từng trải qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã diễn ra cách đây hơn 2 thập kỷ.
Kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ hồi phục yếu nhất ở Đông Nam Á trong năm 2021
"Thái Lan sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP yếu nhất ở ASEAN trong cả năm 2021 và 2022", Charnon Boonnuch, chuyên gia kinh tế tại Nomura Holdings chi nhánh Singapore nói. "Dự đoán của chúng tôi là GDP sẽ không thể quay trở lại mức trước Covid trước quý III năm 2022, mức chậm chạp nhất ở ASEAN do nền kinh tế này phụ thuộc lớn vào du khách nước ngoài".
Bangkok và 12 tỉnh thành khác, 1 nhóm đóng góp hơn một nửa GDP Thái Lan, từ tuần trước đang ở trong lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vì biến chủng Delta đe dọa nhấn chìm hệ thống y tế công cộng của nước này, NHTW Thái Lan mới đây nhận định đại dịch có thể khiến GDP năm nay giảm 2 điểm phần trăm nếu như các biện pháp hiện tại không thể kiểm soát tình hình và dịch bệnh kéo dài đến hết năm.
Hôm qua Thái Lang hi nhận 16.533 ca nhiễm mới, mức cao nhất kể từ đầu dịch. Tổng số ca nhiễm đã lên đến 543.361 ca. Bộ Y tế nước này dự báo làn sóng hiện tại sẽ bắt đầu suy giảm vào tháng 10.
Thái Lan đã triển khai tiêm chủng được 16 triệu liều vaccine, tương đương 11%. NHTW từng dự báo Thái Lan sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng trong nửa đầu năm 2022 nhưng giờ lại nhận định sẽ không thể chạm được cột mốc đó trước năm 2023.
Tồi tệ là cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế lại ập đến với Thái Lan cùng thời điểm căng thẳng chính trị leo thang. Các cuộc biểu tình đang quay trở lại trên đường phố Bangkok sau 6 tháng im ắng. Kể từ ngày 24/6, gần như ngày nào cũng có những tụ tập do nhiều tổ chức khác nhau đứng sau.
"Sandbox" thất bại
Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha đã theo đuổi mục tiêu chào đón du khách nước ngoài vào Thái Lan kể từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên số ca nhiễm vẫn đang tăng lên ở Phuket – hòn đảo du lịch nghỉ dưỡng đã bắt đầu áp dụng chính sách miễn cách ly cho du khách đã tiêm vaccine trong tháng 7. Điều này có thể đe dọa mục tiêu bảo vệ ngành du lịch – ngành đóng góp tới 20% GDP cũng như số việc làm ở thời điểm trước dịch.
Năm ngoái chính phủ Thái Lan lên kế hoạch vay 1.000 tỷ baht (tương đương 30,4 tỷ USD) để chống chọi với đại dịch và năm nay con số đã tăng thêm 500 tỷ baht. Quốc hội nước này vừa thông qua ngân sách bổ sung 30 tỷ baht để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịch mới nhất.
2 cỗ máy còn lại của nền kinh tế là chi tiêu chính phủ và xuất khẩu cũng đang đối mặt nhiều thách thức. Kim ngạch xuất khẩu tháng 6 tăng 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức nhanh nhất trong 11 năm và phù hợp với đà hồi phục của lực cầu trên toàn cầu. Tuy nhiên điều này có thể bị đe dọa nếu như quá trình tiêm vaccine quá chậm chạp.
"Khó có thể kỳ vọng nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại vào tháng 10", ngân hàng Maybank dự báo.
Tham khảo Bloomberg
Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết