IMF: Cần tránh chủ nghĩa bảo hộ "bằng mọi giá"

(Kinhdoanhnet) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã lên tiếng cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới cần phải tránh sử dụng các chính sách bảo hộ "bằng mọi giá" bởi những chính sách này sẽ gây thiệt hại cho từng quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

IMF nêu rõ Tổng thống Donald Trump không ngừng chỉ trích thương mại đang gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ và đe dọa áp đặt những "rào cản" đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia IMF khuyến cáo các chính phủ không nên triển khai những chính sách như vậy.

IMF: Cần tránh chủ nghĩa bảo hộ "bằng mọi giá" - Ảnh 1
IMF cảnh báo cần tránh chủ nghĩa bảo hộ "bằng mọi giá". Ảnh minh họa

Theo AFP, trong ấn báo cáo thường niên về phân tích sự mất cân bằng trong nền kinh tế toàn cầu, IMF cho hay, trong khi mất cân bằng thương mại và đầu tư thu hẹp kể từ cuộc khủng hoảng, thặng dư và thâm hụt ở các nền kinh tế tiên tiến lại mở rộng.

Tuy nhiên, những quốc gia thâm hụt hầu hết lại có khả năng "phản đối", có thể dẫn đến các chính sách chống thương mại, Giám đốc nghiên cứu của IMF, ông Luis Cubeddu cho biết.

Báo cáo chỉ ra rằng, sự mất cân bằng có xu hướng giảm tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong đó, Trung Quốc báo cáo dư thừa thặng dư thấp, và các nước khác như Brazil, Indonesia và Nam Phi cũng ghi nhận mức thâm hụt thấp. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Đức, Hàn Quốc, Mỹ... thừa nhận mất cân bằng quá mức.

Ông Luis Cubedd nhấn mạnh: "Một điểm chính của báo cáo là các chính sách bảo hộ phải được tránh bằng mọi giá”.

Những chính sách như vậy "không có ý nghĩa để giải quyết sự mất cân bằng bên ngoài và chúng sẽ cực kỳ nguy hại cho tăng trưởng trong nước và tăng trưởng toàn cầu", ông Luis Cubedd nhấn mạnh.

IMF kêu gọi các nước có thâm hụt thương mại quá mức nên thúc đẩy củng cố chính sách tài chính và dần bình thường hóa chính sách tiền tệ với ngăn chặn lạm phát. Đối với các nền kinh tế dư thừa thặng dư, IMF yêu cầu giảm sự phụ thuộc vào chính sách tiền tệ dễ dãi và đẩy mạnh kích thích tài chính.

Phương Anh

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục