Chất điều vị chiếm tỷ lệ lớn trong các loại hạt nêm
Nhiều người ăn mì chính kêu đau đầu chóng mặt thì các hãng thực phẩm lại bổ sung vào thị trường các loại hạt nêm. Theo tìm hiểu của phóng viên, các gói hạt nêm bán trên thị trường rất đa dạng người nội chợ dễ tìm thấy các gói gia vị, hạt nêm dùng để nêm nếm cho các món ăn.
Trong gói hạt nêm “Nam Ngư Nêm ngon 3 vị mới” có dòng thông tin: Lần đầu tiên và duy nhất kết hợp hài hòa 3 vị: Ngọt xương, thơm thịt, đậm đà gia vị Việt. Tuy nhiên, thành phần của chúng chủ yếu là chất điều vị.
Hạt nêm “Nam Ngư Nêm ngon 3 vị mới”: Ngọt xương, thơm thịt, đậm đà gia vị Việt. Tuy nhiên, thành phần của chúng chủ yếu là chất điều vị.
Cụ thể là: Muối, chất điều vị 621, 627, 631, Disodium succinate, đường, maltodextrin, tinh bột khoai mì (tức bột sắn), nước mắm, dầu thực vật phi hành tỏi, nước, nước, nước cốt xương thịt (nước, xương ống, thịt heo, muối, chất bảo quản 211) (10g/kg), bột thịt gà (5g/kg), bột lòng đỏ trứng, hương thịt nhân tạo, giống tự nhiên và tự nhiên dùng trong thực phẩm, gia vị hỗn hợp (2g/kg), bột tôm, dầu thực vật, chất tạo ngọt tổng hợp (950), màu thực phẩm (150a, 110), hỗn hợp màu thực phẩm (160ai), hỗn hợp màu thực phẩm (120). Sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc từ thủy sản, trứng.
Hạt nêm Knorr cũng thế. Thành phần chính chỉ chiếm 2% là bột thịt thăn và chiết xuất xương ống & tủy.
Nhìn vào thành phẩn kể trên thì hạt nêm “Nam Ngư nêm ngon 3 vị mới” thì thành phần chính là xương ống, thịt heo, thêm muối, chất bảo quản 211 mới có 10g/ kg, tức 10g/1000g bột nêm, bột thịt gà có 5g/1000g. Còn lại là bột khoai mì, chất điều vị 621, 627, 631…
Tương tự vậy, hạt nêm Knorr với thịt thăn, xương ống & tủy bổ sung thêm Vitamin A, giúp cho món ăn đậm vị ngọt, trọn vị ngon và tốt cho sức khỏe gia đình. Nhưng thành phần chính của gói hạt nêm Knorr chỉ có 2% là bột thịt thăn và chiết xuất xương ống & tủy. Năng lượng (kcal) 5%. Còn lại thành phần phụ lại chiếm tỷ lệ lớn trong trọng lượng của chúng chủ yếu là chất điều vị, bột sắn…
Còn hạt nêm chay do Công ty TNHH chay Âu Lạc sản xuất chỉ có: Muối, đường tinh luyện, chất điều vị, bột bắp, màu tổng hợp.
Hạt nêm chay do Công ty TNHH chay Âu Lạc sản xuất chỉ có: Muối, đường tinh luyện, chất điều vị, bột bắp, màu tổng hợp.
Hạt nêm thịt, nhưng thành phần chính Protein của chúng chỉ có 1,8g/450g, còn lại chủ yếu là chất điều vị (621, 631, 627), hương thịt, muối, đường...
Còn hạt nêm Vicook’s của Công ty TNHH Vĩnh Nguyên mang dòng chữ “được chế biến từ thịt gà và thịt heo”. Nhưng thành phần chính Protein của chúng chỉ có 1,8g/450g, còn lại chủ yếu là chất điều vị (621, 631, 627), hương thịt, muối, đường...
Còn rất nhiều các loại hạt nêm khác đang bán trên thị trường đều có các thành phần tương tự của các hãng kể trên.
Chất điều vị là gì?
Thực chất các chất điều vị kể trên theo nghiên cứu của các nhà khoa học đều là chất siêu ngọt, với độ ngọt gấp từ 10-15 lần so với mì chính.
Tất cả các chất trên đều không mang lại dinh dưỡng cho người dùng. Phóng viên đã tìm hiểu nhiều tài liệu khoa học để chứng minh cho điều này.
Nhiều người tiêu dùng được hỏi, hầu hết đều sử dụng 2 loại mì chính hoặc hạt nêm nấu ăn cho gia đình. Nhiều người do không biết cách pha chế thức phẩm còn mua các gói gia vị kho thịt, kho cá, ướp thịt chiên, nướng… những cũng không mấy khi để ý đến thành phần của chúng có gì trong đó. Người tiêu dùng nhận thấy rõ nhất là khi sử dụng chúng nêm, ướp vào thực phẩm tạo cho thực phẩm có độ ngọt hơn, dễ ăn hơn.
Những khuyến cáo của các nhà khoa học khi sử dụng chất điều vị 621, 627, 631…
Với các chất điều vị 621, 627, 631… các nhà khoa học khuyến cáo không nên ăn nhiều. Tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 12 tuần tuổi, trẻ ăn dặm, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.
Đối với chất tạo ngọt tổng hợp (950), có độ ngọt gấp 300 lần đường, theo tài liệu của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế cho biết: Chưa tìm thấy kết quả gây ung thư, nhưng một số nghiên cứu lẻ tẻ trên một số động vật đã thu được kết quả gây ung thư.
Chất này cũng được khuyến cáo không nên ăn quá 2,5mg/kg thể trọng.
Chất tạo ngọt tổng hợp (950), có độ ngọt gấp 300 lần đường,một số nghiên cứu lẻ tẻ đã cho kết quả gây ung trên động vật.
Như vậy, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng ít các chất điều vị, tạo ngọt kể trên, nhưng người tiêu dùng hiện không biết sử dụng bao nhiêu là đủ và không gây tác dụng phụ cho người dùng.
Một điểm nữa cần yêu cầu các đơn vị sản xuất công bố đúng thông tin trên bao, nhãn vì nhiều người tiêu dùng cứ nghe thông tin quảng cáo là hạt nêm làm từ thịt, xương ống, tủy, thì nghĩ đó là thành phần chính. Nhưng nó chỉ là phụ trong gói sản phẩm hạt nêm, còn tất cả các chất điều vị, tạo ngọt tổng hợp mới là chính.
Theo Hương Hồi/ Kinh tế & đô thị