Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - giảm xuống 80,226 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 4/4 theo FactSet. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - tăng lên 73,07 điểm.
USD tăng lên 101,73 JPY/USD sau khi giao dịch ở 101,44 JPY/USD trong phiên kết thúc ngày 21/5.
Theo chỉ số mà Markit công bố, hoạt động sản xuất của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng. Ngoài ra, doanh số bán nhà tăng 1,3% trong tháng 4 lên 4,65 triệu ngôi nhà, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ tháng 12. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng 28.000 đơn lên 326.000 đơn tính đến ngày 17/5 và cao hơn so với dự báo.
Giới đầu tư đang đồn đoán về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất, khiến các tài sản định giá bằng USD ngày càng thu hút giới đầu tư. Biên bản cuộc họp chính sách của Fed cho thấy, ngân hàng trung ương đang xem xét những phương pháp nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng vẫn chưa đưa ra được quyết định cuối cùng.
Euro giảm so với USD, giao dịch ở 1,3654 USD/EUR.
Chỉ số sản xuất PMI của khu vực đồng euro theop Markit giảm nhẹ xuống 53,9 điểm trong tháng 5 so với 54 điểm của tháng 4. Tuy nhiên, hiệu suất sản xuất tại các nước khá khác biệt. Trong khi sản xuất tại Pháp suy yếu thì sản xuất của Đức lại phát triển rất mạnh mẽ.
Bảng Anh giảm xuống 1,6869 USD/GBP.
Đô la Úc giảm so với USD xuống 92,24 USD/AUD.
Giới đầu tư cũng chú ý tới báo cáo tích cực về hoạt động sản xuất của Trung Quốc - đối tác hàng đầu của Úc. Ngày 22/5, HSBC và Markit Economics cho biết, chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Trung Quốc tăng lên 49,7 điểm trong tháng 5 so với 48,1 điểm của tháng 4 và cao hơn so với ước tính của các chuyên gia phân tích. Tuy nhiên, con số này vẫn nằm dưới ngưỡng tăng trưởng - suy yếu là 50 điểm.
Theo DVO/ Market Watch