Du lịch “ đi trước, về sau”

Kết thúc năm 2020, nhìn lại những gì ngành du lịch đã trải qua thực sự kinh hoàng: khách quốc tế chỉ đạt 3,83 triệu lượt, giảm tới 78,7%, tương đương 14 triệu lượt khách ( dẫn số liệu của Tổng cục thống kê, Saigontimeonlines ngày 27/12/2020).

Du lịch “ đi trước, về sau” - Ảnh 1

Tính đến nay, có tới 56% số cở sở lưu trú đóng cửa ( phát biểu của bà Trịnh Thị Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch tại Cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống covid-19 ngày 25/12 vừa qua. Nhưng có lẽ những điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến vì du lịch là ngành “đi trước, về sau”.

Du lịch ...đi trước !

Covid ập đến, bất ngờ và dữ dội tàn phá nền kinh tế, mọi lĩnh vực, ngành nghề đều bị ảnh hưởng, tuy nhiên tuỳ tính chất và đặc điểm từng ngành nghề mà mức độ hay thời gian bị tác động khác nhau. 

Hạn chế đi lại và giãn cách xã hội-giải pháp hữu hiệu hạn chế sự lây lan của dịch bệnh lại là cú đánh mạnh và trực diện vào ngành du lịch. Ngay khi COVID xuất hiện, hàng loạt các quốc gia đóng cửa biên giới, từ hạn chế chuyển sang cấm đi lại giữa các nước, giữa các vùng miền ....chặn đứng luồng khách du lịch. Sức chịu đựng của hàng không, khách sạn, lữ hành .... giảm dần theo thời gian, từ chịu đựng sang tạm dừng tới đóng cửa, phá sản....

Du lịch và dịch vụ vốn được liệt vào ngành hàng xa xỉ, khi kinh tế khó khăn thì tiêu dùng cho du lịch và dịch vụ bị cắt giảm đầu tiên- đó là lý thuyết, thực tế thì sao ? dù Âu hay Á, Tây hay Ta thường thì người ta chỉ đi du lịch khi không còn mối lo cơm áo gạo tiền ... COVID trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống của các tầng lớp nhân dân. Người lao động mất việc, đứt việc, ... kinh doanh buôn bán mất khách, thu nhập giảm.... chủ doanh nghiệp lo mất hợp đồng, đứt đơn hàng, đóng cửa nhà máy .... vậy nên du lịch dù nước ngoài hay du lịch nội địa cũng đều bị cắt giảm. Số liệu thực tế tại các trung tâm du lịch đã chứng minh điều đó: về lữ hành sụt giảm nặng tới 2/3, cụ thể Khánh Hoà: 85,1%, Quảng Nam: 78,7%, Tp Hồ Chí Minh: 76,6%, Đà Nẵng: 73,3%, Vũng Tàu: 64,3%. Kinh doanh lưu trú và ăn uống, tuy được sự trợ lực của khách nội địa, nhưng số liệu cũng vô cùng ảm đạm: Khánh Hoà 35,5%, Quảng Nam 50,6%, Tp HCM 37,8%, Đà Nẵng 35,5%...

Du lịch... về sau !

Cho tới thời điểm này, chả ai dám khẳng định khi nào dịch COVID mới kết thúc, các nhà dịch tễ học Mỹ nhận định cần khoảng 4 năm để tiễu trừ đại dịch kể cả khi đã có vắc-xin do sự phổ cập vắc-xin trên diện rộng toàn thế giới với điều kiện kinh tế và quan điểm ứng xử với dịch bệnh có nhiều khác biệt, vì vậy phải ứng xử với nó như đã từng ứng xử với các dịch bệnh bại liệt, đậu mùa.... trước đây. Hiệp hội hàng không thế giới nhận định, phải tới cuối 2023 mới hy vọng lượng khách trở lại như thời kỳ trước dịch....

Việt Nam ta đã và đang làm rất tốt công tác phòng chống dịch và ổn địch, phát triển kinh tế, tuy nhiên du lịch là lĩnh vực quốc tế hoá cao nên không thể tự khắc phục được và thụ động phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới dường như là điều khó tránh khỏi. Và khác với nhiều ngành nghề khác, du lịch là “đi và cảm nhận” vì vậy khó có thể sử dụng công nghệ 4.0 hay thực tế ảo để làm hài lòng du khách bằng cách cho họ đi “ du lịch qua màn ảnh nhỏ” được. 

Đi du lịch là để thụ hưởng cuộc sống, để khám phá, để vui vẻ.... đi du lịch giữa mùa dịch là bỏ tiền mua nỗi lo nhiễm bệnh, vậy nên sẽ khó phát triển du lịch khi dịch bệnh chưa kết thúc kể cả khi các chuyến bay thương mại đã hoạt động trở lại bình thường. Như đã phân tích ở trên, người ta chỉ đi du lịch khi có công việc với thu nhập ổn định, có tích lũy....sau khi dịch bệnh sẽ cần thời gian mới có đủ điều kiện để “ nó cơm ấm cật” .

Sự xuống cấp của các cơ sở lưu trú hoạt động cầm chừng, dừng hoạt động hoặc đóng cửa ....cực nhanh do vật liệu hoàn thiện phần lớn là gỗ, vải hay sắt mạ...đặc biệt các khách sạn ven biển do bị tác bởi hơi muối. COVID đã hoành hành 9 tháng, nhiều khách sạn đã đóng cửa vài tháng, cứ tiếp tục vậy vài tháng nữa thì đồ nội thất (giường tủ, bàn ghế, cửa, sàn .... )và đồ điện tử ( tủ lạnh, TV, thang máy, điều hoà...) có nguy cơ hỏng, hóc rất cao. Chưa kể, nhân viên nghỉ việc hàng loạt, nếu có cơ may hoạt động trở lại thì việc tuyển dụng lại nhân viên lành nghề cũng không hề đơn giản. Tóm lại khởi động lại một khách sạn ngoài tài chính, chủ khách sạn cần tối thiểu 3- 6 tháng vừa sửa chữa, cải tạo, mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Sức tàn phá của Biển đối với một Resort 4 sao ở miền trung
Sức tàn phá của Biển đối với một Resort 4 sao ở miền trung
Đây là ảnh tại Hoàng Gia resort 4 sao với lẻ tẻ vài phòng khách ở
Đây là ảnh tại Hoàng Gia resort 4 sao với lẻ tẻ vài phòng khách ở

Hệ thống du lịch toàn cầu tê liệt, bao gồm cả Tour, tuyến bị đảo lộn, việc khởi động lại mất cả năm trời do nhà tổ chức inbound cần mời đại diện các đơn vị outbound nước ngoài vào Việt Nam và tham gia các chuyến khảo sát ( familiarization tour) kiểm tra các cơ sở lưu trú cũng như địa điểm tham quan và phương tiện.... về nước, họ mới xây dựng tour và chào bán. Quy trình này nhanh nhất mất một mùa du lịch.

Rõ ràng là gặp nạn COVID, du lịch đi trước, về sau!

Nguyễn Đỗ Việt

Diễn đàn Người Mua Nhà
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục