Dòng tiền chảy mạnh sang kênh bất động sản, chứng khoán, lãi suất ngân hàng thời gian tới sẽ như thế nào?

"Nếu tiếp tục giảm thì lãi suất sẽ quá thấp khiến dòng tiền chảy sang các kênh đầu tư khác rủi ro hơn. Điều này một mặt khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng khó khăn hơn, một mặt khiến dòng vốn không đi vào sản xuất kinh doanh nên khó kích thích tăng trưởng kinh tế lâu dài", chuyên gia cho biết.

"Nếu tiếp tục giảm thì lãi suất sẽ quá thấp khiến dòng tiền chảy sang các kênh đầu tư khác rủi ro hơn. Điều này một mặt khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng khó khăn hơn, một mặt khiến dòng vốn không đi vào sản xuất kinh doanh nên khó kích thích tăng trưởng kinh tế lâu dài", chuyên gia cho biết.

Dòng tiền chảy mạnh sang kênh bất động sản, chứng khoán, lãi suất ngân hàng thời gian tới sẽ như thế nào? - Ảnh 1

Từ đầu tháng 3 đến nay, một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi với khách hàng cá nhân, mức tăng khoảng 0,1-0,5%/năm nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi với khách hàng tổ chức. 

Đặt trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, nhiều dự báo trên thị trường cho rằng mặt bằng lãi suất có thể tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt là khi các hoạt động kinh tế sôi động, cầu tín dụng tăng lên. 

Chia sẻ bên lề một tọa đàm gần đây, chuyên gia tài chính ngân hàng - TS. Cấn Văn Lực cho biết, lãi suất trên thế giới đang có xu hướng tăng, do áp lực lạm phát năm nay có thể cao hơn. Năm ngoái lạm phát toàn cầu chỉ khoảng 2% nhưng năm nay theo dự báo của Ngân hàng Thế giới cũng như Citibank, lạm phát toàn cầu khoảng 2,5%. 

Ngoài ra, lạm phát tăng do giá dầu có xu hướng tăng trở lại, giá hàng hóa thiết yếu cũng đang tăng do cầu tiêu dùng phục hồi. Do dịch bệnh, một số mặt hàng trở nên khan hiếm, ví dụ như container hay dịch vụ logistic cũng nẩy giá lên, dẫn đến mặt bằng giá hàng hóa tăng.

"Một số nước đã bắt đầu dự kiến không giảm lãi suất nữa mà tăng dần lãi suất có lộ trình", TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Ngoài ra, lãi suất thời gian vừa qua đã xuống mức rất thấp khiến dòng tiền dịch chuyển giữa các kênh đầu tư, trong đó có sự dịch chuyển dòng tiền sang kênh bất động sản, chứng khoán và tiền kỹ thuật số. Điều này dẫn đến rủi ro bong bóng tài sản hình thành và lớn hơn trên toàn cầu.

"Tại Việt Nam, chúng tôi cũng dự báo áp lực lạm phát có thể cao hơn so với năm ngoái; khoảng 3,5-3,7%, cao hơn so với mức 3,2% vào năm ngoái. Do đó, NHNN cần phải điều hành thận trọng lãi suất", ông Lực nêu quan điểm.

Vị chuyên gia này cho rằng, không nhất thiết phải tiếp tục giảm lãi suất vì mức lãi suất huy động và cho vay hiện nay đã rất thấp. Và lãi suất cũng không phải điểm nghẽn của tín dụng vì tín dụng cũng đã tăng 12-13% trong năm qua, cao hàng đầu khu vực.

Nếu tiếp tục giảm thì lãi suất sẽ quá thấp khiến dòng tiền chảy sang các kênh đầu tư khác rủi ro hơn. Điều này một mặt khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng khó khăn hơn, một mặt khiến dòng vốn không đi vào sản xuất kinh doanh nên khó kích thích tăng trưởng kinh tế lâu dài.

"Chúng ta cũng nên đảm bảo chênh lệch lãi suất huy động – cho vay ở mức khả quan (hiện nay khoảng 2,5%/năm). Đây là mức trung bình thấp so với khu vực (khoảng 3%)", ông Lực nói thêm. 

Thu Thủy

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục