Tuy nhiên, tỷ phú bất động sản đã bất ngờ mở một cuộc họp báo có đầy đủ nhân chứng nhằm công kích trực tiếp chồng bà Clinton- cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vì những scandal xâm hại tình dục của ông Clinton trong quá khứ. Sau đó Trump còn mời những nhân chứng này vào nghe tranh biện trực tiếp, như một cách để gây sức ép lên nhà Clinton.
Buổi họp báo do Trump tổ chức
Phe bà Clinton sau đó đã tỏ thái độ không hề nao núng trước nước đi “lấy độc trị độc” của Donald Trump, thậm chí Giám đốc truyền thông của bà Hillary Clinton, Jennifer Palmieri đã gọi cuộc họp báo mà Trump tổ chức là "hành động tuyệt vọng cuối cùng của ông Trump" và “ bà ấy (Hillary Clinton) đã sẵn sàng để đối phó với bất kỳ thứ gì mà ông Trump ném vào”.
Nhưng sự thật qua diễn biến của buổi tranh biện lần thứ 2, Clinton tỏ ra có phần chưa sẵn sàng trước những công kích dồn dập khi không ít lần bị ông Trump dồn vào thế bí và vẫn chuyên nghiệp như mọi khi, bà khéo léo né tránh câu hỏi hay trả lời mà không đi thẳng vào vấn đề.
Trump không ngừng công kích Clinton
“Chiến thuật phòng thủ tốt nhất đó là tấn công”, Trump dường như nhận rõ được sự yếu thế của mình trước cuộc tranh biện tối 09/10. Ông chủ động công kích dồn dập vào các vấn đề cá nhân của đối thủ như là cách tốt nhất để bảo vệ mình, cho dù đó là Hillary Cliton - một người có bản lĩnh và nổi tiếng trong việc chuẩn bị mọi việc kỹ càng. Những đòn công kích mà ông Trump đưa ra trong vòng 90 phút đó được đánh giá là gay gắt chưa từng có trong tiền lệ, bất chấp cuộc tranh luận được tổ chức theo hình thức đối thoại với cử tri. Bầu không khí của cuộc tranh biện trở nên “nóng” đến mức thay vì tranh biện với nhau về các kế hoạch, chính sách cho tương lai nước Mỹ cũng như đối sách của Mỹ trên thế giới, điều mà mọi cựu ứng viên Tổng thống đã làm. Cuộc tranh biện trở thành một đấu trường nơi hai ứng viên chỉ tập trung tấn công cá nhân lẫn nhau, đem vấn đề “đạo đức của Tổng thống tương lai” làm tiêu điểm và điều này đã khiến nhiều nhà phân tích gọi đây là "bước ngoặt đen tối" trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ.
Sự hiếu chiến của ông Trump nhằm vào bà Clinton có phần hơi thái quá và gây sốc với mọi người khi đe dọa sẽ bỏ tù cựu Ngoại trưởng Mỹ vì bê bối rò rỉ email. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một ứng viên tổng thống tung lời đe dọa đối thủ như vậy trong một cuộc tranh biện. Thậm chí, Cựu bộ trưởng tư pháp Eric Holder đã phải phản ứng trên Twitter rằng tổng thống Mỹ không có quyền ra lệnh mở cuộc điều tra bất cứ cá nhân nào, chưa nói tới người đó là đối thủ chính trị của mình.
Chiến thuật “Dĩ công vi thủ” của Trump liệu có thành công ?
Tuy nhiên hành động này đã tác dụng nhất định khi làm bà Clinton bối rối một lúc. Bằng cách nhấn mạnh với người dân Mỹ rằng những sai phạm của bà Clinton khi đương chức ngoại trưởng Mỹ không chỉ đơn giản xuất phát từ sự cẩu thả, ông Trump phần nào đã ghi được điểm đối với cử tri ủng hộ.
Đăng Sơn