Cuối năm ngân hàng dư tiền nhưng doanh nghiệp vẫn “đói” vốn

(Kinhdoanhnet) - Dù lượng vốn còn dư khá nhiều nhưng các ngân hàng thương mại lại không muốn cho các doanh nghiệp nhỏ, các khu vực kinh tế tư nhân vay vốn mà đa phần chỉ tăng trưởng tín dụng dựa vào trái phiếu chính phủ, các dự án đầu tư công và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Con số tăng trưởng tín dụng 8 tháng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 4,45%. Đây là mức tăng rất thấp so với con số 6,4% của cùng kỳ năm 2013 và giữ khoảng cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng 12-14% trong cả năm 2014. Để đạt mục tiêu này, tín dụng những tháng cuối năm sẽ phải tăng trên dưới 2%/tháng, một con số không tưởng khi từ đầu năm đến nay, tín dụng chỉ tăng trung bình trên 0,5%/tháng.

Các ngân hàng thì đang trong tình trạng dư thừa tiền và hy vọng rằng mùa kinh doanh cao điểm cuối năm có thể tăng sức cầu tiền, giảm bớt lượng tiền thừa.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN cho biết: “Thường theo quy luật mùa vụ hàng năm, hoạt động cho vay thường rất sôi động trong 4 tháng cuối năm và do đó chúng tôi ước tính, tăng trưởng tín dụng trong cả năm nay có thể đạt được con số 10%”.

Tuy nhiên trong vòng 2 năm trở lại đây, quy luật này không còn đúng nữa bởi nhu cầu vốn cuối năm của các doanh nghiệp không tăng cao như kỳ vọng. Mặc dù lãi suất đã được điều chỉnh giảm nhiều so với trước và đồng vốn ngân hàng đưa ra thị trường cũng ngày một nhiều hơn, song cầu về vốn của doanh nghiệp vẫn khó tăng trước tình hình sức mua và tồn kho chưa được cải thiện.

Tình trạng dư thừa vốn tại các hệ thống ngân hàng cũng đã đến mức bão hòa thì trái phiếu Kho bạc là "cứu cánh" quan trọng với nhiều nhà băng. Cụ thể nhận thấy tình trạng dư thừa vốn quá nhiều tại các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước đã quyết định điều chỉnh kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ 2014, tổng lượng trái phiếu phát hành trong năm nay sẽ là 232 nghìn tỷ đồng, tăng 22 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch 210 nghìn tỷ đồng từ đầu năm.

Mặc dù chỉ điều chỉnh thêm 22 nghìn tỷ nhưng đúng vào thời điểm cuối năm  tình trạng bán vốn ở cả thị trường 1 và 2 của các ngân hàng trong suốt thời gian qua quá đình trệ thì đây thực sự là tin vui.

Một hướng đi khác để tìm lối thoát cho tín dụng trì trệ là phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điển hình như ngày 29/8/2014, Công ty Cổ phần xây dựng điện Việt Nam (VNE) vừa thông qua phát hành riêng lẻ 150 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi. Tuy nhiên hướng đi này không tác động được nhiều đối với sự trì trệ tín dụng như hiện nay.

Cuối năm ngân hàng dư tiền nhưng doanh nghiệp vẫn “đói” vốn
Cuối năm ngân hàng dư tiền nhưng doanh nghiệp vẫn “đói” vốn

Dù lượng vốn còn dư khá nhiều nhưng các ngân hàng thương mại lại không muốn cho các doanh nghiệp nhỏ, các khu vực kinh tế tư nhân vay vốn mà đa phần chỉ tăng trưởng tín dụng dựa vào trái phiếu chính phủ, các dự án đầu tư công và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây cũng là lý do từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng đã xin được cấp tín dụng vượt hạn mức vốn tự có của mình với một số tổng công ty, DNNN. Cụ thể, mới đây, SeABank đã được Chính phủ chấp thuận về việc cấp tín dụng vượt giới hạn vốn tự có với Vietnam Airlines. Trước đó, Vietinbank cũng đã được chấp thuận cho vay vượt 25% vốn tự có đối với PVOil, VPGas, PVCFC. Vietcombank được cho vay vượt quá hạn mức 25%  vốn tự có với một số công ty thuộc họ dầu khí. Eximbank được cho vay vượt hạn mức để Vietnam Airline mua thêm máy bay…

Theo ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ lên tiếng khẳng định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn vô cùng bế tắc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng và không có nhiều kỳ vọng thay đổi trong những tháng cuối năm.

Thanh Tuyền (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục