Được thành lập vào năm 2001 với số vốn điều lệ khoảng 15 triệu USD, hiện nay vốn điều lệ của Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII) khoảng 55 triệu USD. Trong quý 2 năm 2014 phát hành trái hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ 55 triệu USD lên 110 triệu USD, đồng thời CII cũng dự định phát hành trái phiếu chuyển đổi cho Goldman Sachs và HFIC vào khoảng 50 triệu USD. Hiện nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu ở CII khoảng 40%.
Từ năm 2001 đến nay, tổng tài sản CII tăng khoảng 6 lần, danh mục đầu tư tăng 13 lần với tổng vốn đầu tư cam kết khoảng 617 triệu USD. Mô hình hoạt động đầu tư các dự án được quan lý trực tiếp từ CII. Với danh mục dự án tăng lên nhanh chóng của các dự án nên CII đã chuyển đổi mô hình, tái cấu trúc công ty.
Cơ cấu cổ đông hiện nay của CII
Nhu cầu vốn trên 2,2 tỷ USD
Khi Goldman Sachs vào định giá các dự án của CII đã gặp phải rất nhiều khó khăn, phải mất tới 14 tháng công việc này mới hoàn thành. Do vậy, CII đã tiến hành tái cấu trúc thành CII Holdings, CII Water, CII E&C, CII Service, CII Brigde & Road và CII Land. Năm 2013 CII đã thành lập CII Water qua hợp tác với Manila Water và quỹ đầu tư Vietnam Oman. CII cũng đã lập CII E&C…
Đơn vị này đang xúc tiến lập CII Brigde & Road vào quý 3/2014, khi đó tất cả các dự án cầu đường BOT, BT …sẽ chuyển giao cho CII Brigde & Road. Đại diện của CII khi chia sẻ với các NĐT nước ngoài tại Hội nghị Vietnam Access Day được tổ chức mới đây tại Tp.HCM tiết lộ, hiện công ty này đang theo đuổi dự án cao tốc Trung Lương, đang đàm phán với cơ quan nhà nước để xúc tiến đầu tư vào dự án này khoảng 800 triệu USD.
Ngoài những dự án mà CII Brigde & Road đang theo đuổi. Đại diện CII cũng đã tiết lộ, trong quý 2 và quý 3 năm 2014 có thể được giao thêm danh mục 3 dự án mới với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 185 triệu USD, trong đó có dự án BOT khoảng 50 triệu USD, dự án 60 triệu USD ở Phan Giang, dự án ở Bến Tre khoảng 75 triệu USD. Hiện đang phát triển 3 dự án với tổng vốn đầu tư 925 triệu USD (chưa bao gồm 185 triệu USD 3 dự án mới).
CII Water: Thành lập vào năm ngoái, đang phát triển danh mục dự án thuộc về ngành nước với tổng đầu tư khoảng 500 triệu USD. Trong các danh mục có 2 dự án lần đầu tiên ở VN đang trình đầu tư, về cơ bản được chấp thuận đầu tư. Đây là 2 dự án vừa được Tp.HCM giao nghiên cứu.
Các dự án được CII phát triển gồm dự án nước sạch, nước thải, nhà máy cấp thoát nước, phân phối….tại HCM, Đà Lạt, Lâm Đồng, Gia Lai với nhu cầu vốn khoảng 684 triệu USD.
CII Land: Dự kiến thành lập vào quý 1 hoặc 2 năm 2015. CII Land sẽ thực hiện tất cả các dự án BĐS do CII phát triển. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư các dự án BĐS của đơn vị này vào khoảng 431 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy giai đoạn 2014-2016 nhu cầu vốn đầu của CII rất lớn. Với danh mục khoảng 17 dự án từ cầu đường, nước, và bất động sản tổng nhu cầu vốn lên tới trên 2,2 tỷ USD.
Để triển khai thành công các dự án, câu chuyện huy động một lượng vốn “khổng lồ” đang là bài toán được đặt ra cho CII. Điều này đồng nghĩa với những khoản nợ “khủng” cũng sẽ song hành.
Vay nợ lên đến hơn 4.000 tỷ đồng
Theo BCTC năm 2013, tổng nợ vay của CII lên tới 4.715 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2012. Trong đó, vay dài hạn 3.582 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 1.132 tỷ đồng
Động thái đầu tiên mà CII thực hiện chiến lược tái cấu trúc cũng như cơ cấu các khoản vay của mình là ký kết hợp tác toàn diện với VietinBank. Theo thỏa thuận này thì các khoản nợ của CII tại nhiều ngân hàng như Vietcombank, Eximbank,…chuyển về Vietinbank, đổi lại Vietinbank cam kết tài trợ vốn cho các dự án của CII thực hiện. Việc đầu tiên phát hành 1.200 tỷ trái phiếu cho Vietinbank, vào năm ngoái đã phát hành 650 tỷ, quý 2/2014 tiếp tục phát hành 550 tỷ đồng.
Cuối năm 2013, CII vay của VietinBank 1.358 tỷ đồng, đáo hạn ngày 31/12/2018. Khoản vay này có lãi suất thả nổi và được thế chấp bằng 108 triệu cổ phiếu các công ty con của CII và trạm thu phí Cam Thịnh (Ninh Thuận). Đây là khoản vay để CII thanh toán dư nợ tại Vietcombank và Eximbank.
Vietinbank đang trở thành nguồn tài trợ vốn lớn nhất cho CII sau khi mua lại 3.278 tỷ đồng nợ và bảo lãnh của các tổ chức tín dụng khác.
Cũng tại Vietnam Access Day, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc phát hành trái phiếu chuyển đổi của CII. Trong đó, có 40 triệu USD cho Goldman Sachs, đại diện CII cho biết, giá chuyển đổi 15.500 đồng/cp, lãi suất 4%/năm, kỳ hạn 5 năm, được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 phát hành 15 triệu USD giá 12.000 đồng/cp, giai đoạn 2 là 25 triệu USD giá 18.800 đồng/cp.
Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ động hiện hữu sắp tới, có tỷ lệ 1:1, lãi suất 12%, giá chuyển đổi 11.000/cp, bắt đầu chuyển đổi sau 6 tháng phát hành.
Theo Trí Thức Trẻ