Tráo long đổi phụng
Bọn làm hàng giả với cách thức làm giả là mua gom rau ở chợ đầu mối rồi cho công nhân sơ chế, đóng gói, rồi phân công nhau dán tem nhãn để giao cho các shipper (tài xế giao hàng).
Lúc này, tem nhãn được dán lên các bịch/khay/túi được ghi dòng chữ "Rau củ quả Đà Lạt", kèm thông tin Công ty TNHH nông sản Trình Nhi (còn gọi là Trình Nhi Foods, TNFoods), có nhà máy tại lô F2, Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, trên tem của đơn vị này còn có logo biểu thị rau củ đạt chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành).
Tuy nhiên, rau củ các công nhân sơ chế không phải được trồng ở Đà Lạt và đạt chuẩn VietGAP. Họ cứ ra chợ đầu mối Thủ Đức (TPHCM) mà mua rồi về sơ chế dán nhãn, cho dù đó là rau quả nhập của Trung Quốc.
Câu chuyện khác cũng làm chúng ta kinh ngạc. Rau sạch dởm 'biến hình' vào Winmart, Tiki ngon. Nông sản "đạt chất lượng VietGAP" với bao bì là rau củ Việt Nam nhưng thực chất lại có xuất xứ từ... Trung Quốc. Những loại rau củ bị đánh tráo nguồn gốc này không chỉ được bán ra ngoài chợ lẻ, mà còn bán cho hệ thống siêu thị lớn.Tại Công ty TNHH nông sản sạch Hugofarm (quận Bình Thạnh, TP.HCM), việc mua gom rau ở chợ, "hô biến" thành rau "sạch, chuẩn VietGAP", rồi cung cấp cho các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi diễn ra hằng ngày. Nhiều cơ sở mua rau, củ ngoài chợ rồi dán nhãn rau, củ VietGAP. Và theo ghi nhận, dù không nhận gửi mẫu đất, nước và rau để kiểm nghiệm, nhiều đơn vị khẳng định sẽ cấp được chứng nhận VietGAP một cách nhanh chóng... Trước đó, sự vụ tương tự diễn ra tại cửa hàng WinMart (Masan) liên quan đến nhà cung cấp là Công ty Trình Nhi. Ngay sau phát giác, Masan đã gỡ toàn bộ hàng hoá từ Trình Nhi khỏi kệ. Sau này còn phát hiện thêm nhiều đơn vị cung cấp bán trên Bách Hóa Xanh, Tiki…
Cần kiểm tra giám sát hàng đội lốt
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, ước tính tháng 9 xuất khẩu rau quả đạt 204,4 triệu USD, giảm 26% so với tháng trước và giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt gần 2,4 tỉ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả tháng 9 đạt 204 triệu USD, tăng 10 % so với tháng trước và tăng 63,2 % so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, ước đạt 1,46 tỉ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ.
Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của Việt Nam ở cả hai chiều nhập và xuất. Số liệu phân tích từ Hải Quan Việt Nam đến tháng 8 cho biết: Nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc đạt 473 triệu USD, tăng mạnh 74% so với cùng kỳ, tương đương con số tuyệt đối là 200 triệu USD. Thị phần rau quả của Trung Quốc cũng tăng từ 29% của năm trước lên tới 37,6% trong năm nay.
Thị trường Mỹ đứng thứ hai với 201 triệu USD, tăng 6% so với năm trước và thị phần giảm từ 21% của năm trước xuống còn 17% trong năm nay. Úc đứng thứ 3 với giá trị 105 triệu USD. Những nước còn lại đều có giá trị dưới 100 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Trung Quốc giảm mạnh. Trong 8 tháng qua chỉ đạt 967 triệu USD, giảm đến 32% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, thị trường Trung Quốc chiếm thị phần đến 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm nay chỉ còn 44%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 151 triệu USD của năm trước lên 180 triệu USD, tương đương 19%. Tiếp theo là Hàn Quốc 125 triệu USD, Nhật Bản 115 triệu và Thái Lan 189 triệu.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh trong những tháng qua là do chính sách kiểm soát nhập khẩu để chống dịch. Bên cạnh đó, thị trường này ngày nay cũng trở nên khó tính hơn với nhiều tiêu chuẩn kĩ thuật gắt gao. Điều này cũng làm nhiều loại rau quả Việt Nam dội chợ không tiêu thụ được như thanh long, dưa hấu, bưởi, xoài, chuối, mít…
Theo thông tin từ đơn vị quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, hiện tại đang vào mùa cao điểm trái cây Trung Quốc nên lượng hàng về chợ nhiều, khoảng 20% tổng lượng hàng qua chợ. Giá cả rất đa dạng, cao thấp có đủ và tùy theo chất lượng. Thời gian gần đây, ở TP.HCM xuất hiện nhiều sản phẩm giá rẻ bất ngờ như nho mẫu đơn 90.000 đồng/kg, lựu 25.000 - 35.000 đồng/kg, nho xanh không hạt khoảng 33.000 đồng/kg…
Đáng chú ý, Thái Lan từng là nước cung cấp rau quả số 1 Việt Nam từ năm 2019 trở về trước nay chỉ còn vị trí số 9 với giá trị 32,5 triệu USD, chiếm gần 2,6% thị phần.
Rau quả Trung Quốc, đặc biệt là trái cây đã tăng mạnh lượng nhập vào Việt Nam trong năm nay nhờ giá rẻ và chất lượng có sự cải thiện. Việc xuất khẩu sang các thị trường xa khó khăn cũng khiến lượng hàng đổ sang thị trường gần như Việt Nam nhiều hơn.
Hiện nay các loại trái cây như lựu, nho, lê, táo Trung Quốc đang rất nhiều trên thị trường TP HCM; các loại rau củ như: Cà rốt, hành tây, hành, tỏi,… cũng đang chiếm lĩnh thị trường.
Đặc biệt, gần đây rau quả Trung Quốc không chỉ được bán ở kênh chợ truyền thống, hàng rong mà bắt đầu xuất hiện tại một số siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại TP HCM và ghi rõ thông tin về xuất xứ.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Tp.HCM yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi đóng gói, kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc hoặc gian lận về nguồn gốc.Dư luận tại Tp.HCM rất bức xúc khi phải trả giá cao để mua "rau an toàn" và "đạt chuẩn VietGAP" nhưng thực tế một số công ty như Trình Nhi, Đông A, HugoFram... lại đi gom rau ở chợ đầu mối, dán nhãn VietGap rồi bán lại cho siêu thị như: Bách Hóa Xanh, WinCommerce, TikiNGON, 3Sạch...
Đặc biệt, Công ty CP Sản xuất thương mại Đông A (TP Thủ Đức, Tp.HCM) nhập nấm có xuất xứ từ Trung Quốc về xé bỏ bao bì, gắn mác VietGap rồi phân phối tại hệ thống Bách Hóa Xanh.
Vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Tp.HCM đã có văn bản khẩn gửi các Đội quản lý thị trường trực thuộc yêu cầu rà soát, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đây là biện pháp mà Cục Quản lý thị trường Tp.HCM triển khai ngay sau thông tin mà báo chí phản ánh về tình trạng nhiều người dân phải trả giá cao để mua "rau an toàn" và “đạt chuẩn VietGAP” tại các siêu thị, nhưng thực tế một số công ty lại đi gom rau ở chợ đầu mối, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Tp.HCM yêu cầu người đứng đầu, người được giao quản lý các Đội quản lý thị trường khẩn trương thực hiện rà soát địa bàn để kịp thời phát hiện, phối hợp với các đơn vị có liên quan, đặc biệt là Đội quản lý an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tập kết, phân loại, đóng gói, kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc hoặc gian lận về nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác theo đúng quy định.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Tp.HCM yêu cầu người đứng đầu, người được giao quản lý các Đội quản lý thị trường thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo, báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp theo quy định.
Các cơ quan chức năng như Cục Quản lý thị trường Tp.HCM, Ban An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố cũng đã nhanh chóng vào cuộc.
Sở hữu trí tuệ
In bài viết