Chứng khoán Ngoại thương (VCBS): Lợi nhuận giảm 67% trong năm 2022

Thị trường chứng khoán đầy biến động trong năm 2022 đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2022. Theo đó, VCBS chứng kiến doanh thu thuần giảm 25%, lợi nhuận sụt giảm 67% so với năm trước đó.

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vừa công bố báo cáo kiểm toán cho năm tài chính 2022 với kết quả hoạt động kinh doanh giảm 67% so với kết quả kinh doanh năm trước.

Lợi nhuận của VCBS giảm 67% trong năm 2022.
Lợi nhuận của VCBS giảm 67% trong năm 2022.

Theo giải trình từ VCBS, nguyên nhân chính của sự giảm lợi nhuận năm 2022 so với năm trước chủ yếu là do thị trường cổ phiếu, trái phiếu và tỷ giá hối đoái biến động phức tạp, không thuận lợi dẫn đến doanh thu từ hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới giảm so với năm trước, chi phí hoạt động tài chính tăng so với năm trước.

Cụ thể, doanh thu thuần giảm 25%, còn 1.008 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) là 110 tỷ đồng (giảm 75%).

Mảng môi giới chứng khoán cũng kém khả quan với doanh thu nghiệp vụ môi giới đạt 377 tỷ đồng, giảm 27 % so với cùng kỳ. Thu nhập hoạt động khác giảm 8 tỷ đồng còn 2,6 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, một số mảng khác lại có kết quả tích cực. Lãi cho vay và phải thu của Công ty tăng 22% so với cùng ký, đạt 365 tỷ đồng. Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng 10 lần so với năm 2021, ghi nhận ở mức 10,1 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Công ty ghi nhận lãi từ các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro gần 51,2 tỷ đồng, trong khi năm 2021 chỉ là 1,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, hoạt động tài chính cũng mang về cho TCBS 21 tỷ đồng (tăng 228%). Doanh thu này đóng góp phần lớn bởi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã và chưa thực hiện, ghi nhận ở mức 19,8 tỷ đồng, tăng 14,7 tỷ đồng so với năm 2021.

Trong năm 2022, các loại chi phí của TCBS cũng tăng vọt, đạt 780 tỷ đồng, tăng 34%. Cụ thể, chi phí hoạt động, chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý lần lượt là 336,8 tỷ đồng, 306,7 tỷ đồng và 136,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 23%, 56% và 20%.

Do doanh thu tăng không tương ứng với chi phí nên lợi nhuận kế toán trước thuế của TCBS chỉ là 250,1 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 762 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2021. Sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, TCBS thu về 202 tỷ lãi ròng, giảm 67%.

Tổng tài sản tại ngày 31/12/2023 ở mức 7.356 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm, bao gồm 7.246 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và 109 tỷ đồng tài sản dài hạn.

Trong đó, tài sản chính FVTPL và các khoản cho vay là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản của VCBS. Số dư tài sản FVTPL lên tới 3.346 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm. Trong đó, các loại trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết là 1.452 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng tài sản chính FVTPL.

Cũng theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022, tài sản chính sẵn sàng để bán (AFS) là trái phiếu doanh nghiệp giảm so với năm 2021, ghi nhận ở mức 72 tỷ đồng. Các khoản cho vay cũng giảm mạnh xuống là 3.152 tỷ đồng. Trong đó, cho vay ký quỹ (margin) chiếm 3.049 tỷ đồng, tương ứng 96,7%.

Cuối năm 2022, các khoản phải thu giảm so với đầu năm. Ngược lại, giá trị phải thu khó đòi lại tăng.

Nợ phải trả của TCBS giảm gần một nửa, chỉ còn 3.767 tỷ đồng và hoàn toàn là nợ ngắn hạn.

Năm 2022, TCBS đã nâng mức vốn chủ sở hữu lên 3.588 tỷ đồng, tương đương tăng 50%. Tháng 9/2022, VCBS cũng hoàn thành công tác tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng.

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) được thành lập năm 2002. VCBS do Ngân hàng TMCP Ngoại thương VIệt Nam sở hữu 100% vốn. Hiện, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank giữ chức Chủ tịch HĐTV VCBS.

 

Vân Anh

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục