Chủ thung lũng Silicon Đà Nẵng: 'Ông lớn' năng lượng tái tạo, nặng khối nợ chục nghìn tỷ

Cuối năm 2022, tổng tài sản của Trung Nam Group vượt 96.000 tỷ đồng nhưng phần lớn được hình thành từ nợ phải trả.

Thung lũng Silicon hoang vắng

Vừa qua, Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng đã phát hành lô trái phiếu DTPCB2427001, với khối lượng 5.000 trái phiếu. Lô trái phiếu này có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu và giá trị theo mệnh giá phát hành là 500 tỷ đồng.

Lô trái phiếu mới phát hành của Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng được phát hành và hoàn tất trong ngày 16/7/2024, kỳ hạn 30 tháng. Lô trái phiếu sẽ đáo hạn vào ngày 16/1/2028.

Danang IT Park được kỳ vọng trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất Châu Á tại Ðà Nẵng theo mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kỳ.
Danang IT Park được kỳ vọng trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất Châu Á tại Ðà Nẵng theo mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kỳ.

Tài sản đảm bảo là 100.000.000 cổ phần phổ thông phát hành bởi Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Trung Nam (thành viên thuộc Trung Nam Group). Trong đó, 79.563.502 cổ phần thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Trung Nam và 20.436.498 cổ phần thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tâm Tiến (Tổng Giám đốc của Trung Nam Group).

Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng (thành viên trực thuộc Trung Nam Group) được biết đến là chủ đầu tư Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (Danang IT Park) nằm trên địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng do).

Tuy nhiên, đến nay việc thu hút đầu tư không được như mong đợi. 
Tuy nhiên, đến nay việc thu hút đầu tư không được như mong đợi. 

Dự án có tổng diện tích 341ha, trong đó, giai đoạn 1 có diện tích 131ha đã hoàn thành, đi vào hoạt động vào tháng 3/2019 và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Khu CNTT tập trung tại Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 06/01/2020; giai đoạn 2 có diện tích 210ha, dự kiến xây dựng trong vòng 5 năm (2020 – 2025).

Tổng vốn đầu tư của Danang IT Park là 121 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 là 47 triệu USD, giai đoạn 2 là 74 triệu USD.

Tầm nhìn, Danang IT Park sẽ trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất Châu Á tại Ðà Nẵng theo mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kỳ.

Nhiều diện tích đất tại Danang IT Park đang bỏ không.
Nhiều diện tích đất tại Danang IT Park đang bỏ không.
Do bỏ không lâu ngày nên cỏ mọc um tùm.
Do bỏ không lâu ngày nên cỏ mọc um tùm.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại Danang IT Park hiện còn khá vắng vẻ. Nhiều diện tích đất tại Danang IT Park đang bỏ không, cỏ mọc um tùm.

Đầu năm 2022, lãnh đạo Trungnam Group cho biết, Danang IT Park đã thu hút được 3 nhà đầu tư, trong đó có 1 dự án FDI và 2 dự án trong nước.

Danang IT Park cũng đã ký kết hợp tác thông qua hình thức trực tuyến với một đối tác từ Singapore về hợp tác đầu tư và phát triển 1 Data Center xanh với tiêu chuẩn và quy mô xứng tầm khu vực…

Danang IT Park cũng đưa vào vận hành dự án ươm tạo về nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT để cung cấp linh kiện cho các đơn hàng của các đối tác khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt là thiết kế và sản xuất thành công máy tính bảng Gama Xelex8 để cung cấp cho Chương trình "Sóng và máy tính cho em".

“Ông trùm” năng lượng tái tạo

Trung Nam Group được thành lập vào 2004, xuất phát điểm là đơn vị trong lĩnh vực xây dựng. Công ty này được gây dựng bởi hai anh em doanh nhân nổi tiếng là ông Nguyễn Tâm Thịnh (SN 1973) và ông Nguyễn Tâm Tiến (SN 1967).

Sau 20 năm hoạt động, Trung Nam Group đã trở thành tập đoàn đa ngành hoạt động chính trong nhiều lĩnh vực gồm năng lượng, hạ tầng - xây dựng, bất động sản, công nghiệp thông tin điện tử.

Thống kê, hiện Trung Nam Group đang là nhà phát triển năng lượng tái tạo lớn nhất tại Việt Nam.
Thống kê, hiện Trung Nam Group đang là nhà phát triển năng lượng tái tạo lớn nhất tại Việt Nam.

Từ năm 2018, Trung Nam Group bắt đầu tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo. Đây cũng là lĩnh vực làm nên tên tuổi của tập đoàn này. Theo thống kê, Trung Nam Group có 9 dự án điện với tổng công suất thiết kế là 1.406 MW, sản lượng gần 4 tỷ kWH. Số tiền mà doanh nghiệp này đã bỏ ra để đầu tư vào các dự án trên lên đến hơn 48.200 tỷ đồng.

Hai dự án lớn nhất của tập đoàn là điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam sản lượng 1,2 tỷ kWh, tổng đầu tư 12.000 tỷ đồng và dự án điện gió Ea Nam, sản lượng 1,1 tỷ kWh, tổng đầu tư 16.500 tỷ đồng.

Thống kê từ VNDirect Research, hiện Trung Nam Group đang là nhà phát triển năng lượng tái tạo lớn nhất tại Việt Nam.

“Núi nợ” của Trung Nam Group

Tại thời điểm tháng 10/2015, Trung Nam Group thực hiện điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 1.490 tỷ đồng lên 1.886,4 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công bố.

Sau nhiều lần tăng vốn, đến tháng 1/2022 vốn điều lệ của doanh nghiệp này đạt gần 21.000 tỷ đồng (gấp hơn 11 năm so với năm 2015). Đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty là ông Nguyễn Tâm Thịnh.

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư lớn cho mảng năng lượng tái tạo, Trung Nam Group cũng như các đơn vị thành viên cần nguồn vốn rất lớn. Xuyên suốt nhiều năm qua, hệ sinh thái Trung Nam Group đã liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu với giá trị lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tổng tài sản của tập đoàn vượt 96.000 tỷ đồng tại cuối năm 2022. Tuy nhiên, tài sản của tập đoàn này phần lớn được hình thành từ nợ phải trả, với số dư tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 68.110,2 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm 35,6%, ở mức 24.285,2 tỷ đồng.

Những năm gần đây, Trung Nam Group và các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, Trung Nam Group và các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, Trung Nam Group và các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, liên tục xin gia hạn, chậm trả nợ trái phiếu liên quan các dự án năng lượng tái tạo.

Tính tới cuối năm 2022, Trung Nam Group có 4 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị 4.530 tỷ đồng, lãi suất dao động từ 9,5-10%/năm.

Gần đây, một đơn vị thành viên của Trung Nam Group là Công ty TNHH điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam đã có đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chính phủ trước nguy cơ xảy ra sự cố và gián đoạn vận hành hệ thống truyền tải 500kV Thuận Nam. Theo đó, doanh nghiệp này chưa thể đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để tăng doanh thu từ nguồn phát điện, trong khi phải trả lãi ngân hàng.

Trong năm 2022, Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam báo lợi nhuận sau thuế giảm 80% so với năm trước đó xuống còn 81 tỷ đồng.

Vào đầu tháng 7 vừa qua, Trung Nam Group đã công bố thông tin về việc chuyển nhượng quyền kiểm soát tại Điện Mặt trời Trung Nam, bán 19,9 triệu cổ phần tại doanh nghiệp này.

Theo đó, Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Trung Nam đã chuyển nhượng toàn bộ 19,9 triệu cổ phần Điện Mặt trời Trung Nam cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng tái tạo Á Châu (nhận 18 triệu cổ phần) và ông Nguyễn Thanh Bình, người vừa lên làm Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Điện Mặt trời Trung Nam (nhận 1,9 triệu cổ phần)…

Năng lượng tái tạo Á Châu và ông Nguyễn Thanh Bình sẽ trở thành bên đảm bảo cho 12 gói trái phiếu trị giá 1.900 tỷ đồng (đáo hạn từ 2026-2028).

Nhiều đơn vị thành viên khác của Trung Nam Group cũng gặp khó. Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 (chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió Ea Nam quy mô 600ha) nửa đầu năm 2023 lỗ 390 tỷ đồng, sau khi đã lỗ 858 trong năm 2022. Doanh nghiệp này cũng rơi vào tình trạng nợ chậm trả lãi trái phiếu. Điện mặt trời Trung Nam, Điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh... đều ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với năm liền trước.

Việc gặp khó về dòng tiền khiến Trung Nam Group và nhiều đơn vị thành viên bị cưỡng chế thuế, thậm chí người đại diện theo pháp luật của các công ty này còn bị cấm xuất cảnh, trong đó có ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Trung Nam Group.

Sau khi doanh nghiệp này nộp tiền thuế vào tài khoản ngân sách Nhà nước, Cục Hải quan Khánh Hòa đã ký thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Tâm Thịnh kể từ ngày 1/6.

Khải Nguyên

Vietnamfinance
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục