Chủ đầu tư nói gì về gói thầu có dấu hiệu đội giá hàng tỷ đồng?

Trước thông tin gói thầu số 08 năm 2022 có dấu hiệu chênh lệch cao hơn giá thị trường hàng tỷ đồng, đại diện chủ đầu tư cho rằng: “Đơn vị không biết được giá nhập khẩu sản phẩm nên không thể đưa ra nhận định”.


Mối quan hệ “liên danh – đối thủ”

Với quy mô và trách nhiệm to lớn như vậy nên hàng năm, nhiều c chủ đầu tư thường xuyên tổ chức đấu thầu những gói thầu mua sắm, sửa chữa thiết bị có giá trị lớn. Theo thông tin từ hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia, công ty đã tổ chức thành công 231 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 1,6 nghìn tỷ đồng.

Thế nhưng, khi triển khai chuyên đề nghiên cứu, tìm hiểu nhằm giúp đóng góp thông tin hữu ích, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tại các địa phương, tạp chí Đời sống và Pháp luật đã nhận thấy một số vấn đề tại gói thầu mà đơn vị này làm chủ đầu tư.

Cụ thể, “Gói thầu số 08: Cung cấp vật tư thiết bị ngày 20/11/2020.

Đơn vị trúng thầu là Liên danh AT5 và BKT với giá trúng thầu 15,9 tỷ đồng. So với dự toán hơn 16 tỷ đồng, tỉ lệ tiết kiệm chỉ “vỏn vẹn” 0,1%.

Đáng chú ý, 2 công ty này có một mối quan hệ “thất thường” khi thì đối đầu, lúc lại liên danh. Dựa trên dữ liệu tại cổng thông tin đấu thầu, AT5 và BKT đã “gặp nhau” tại 16 gói thầu, trong đó 5 gói chưa có kết quả, 1 gói bị hủy.

Giai đoạn 2020 – 2022, “cặp đôi” liên tiếp “đối đầu” ở 7 gói thầu do các đơn vị khác nhau làm chủ đầu tư như công ty … Trong số đó, “Gói 1: Mua sắm, lắp đặt thay thế Hệ thống chỉ có hai nhà thầu này cạnh tranh nhau. Kết quả, AT5 trúng thầu với giá gần 11 tỷ đồng.

Từ đối thủ cạnh tranh, AT5 và BKT lại “kết duyên” hợp tác thực hiện gói thầu số 08 (nêu trên). Đây cũng là lần duy nhất, “bộ đôi” này “bắt tay” nhau, “một mình một ngựa” dự thầu rồi trúng thầu.

Bước sang năm 2023, hai doanh nghiệp quay về thế “trở mặt” ở hai gói thầu tại CTCP

Trở lại với gói thầu số 08 nêu trên, qua nghiên cứu, rà soát đơn giá 39/148 hàng hóa, PV nhận thấy dấu hiệu sản phẩm được mua cao hơn giá nhập khẩu tới cả tỷ đồng.

Đơn cử như chiếc kẹp nhiệt ký hiệu K-TKY-04 (thuộc hSingapore) được liên danh AT5 - BKT cung cấp với giá 8.647.200 đồng. Thế nhưng, theo tìm hiểu của PV, chiếc kẹp nhiệt này với cùng model, xuất xứ được nhập khẩu vào Việt Nam với giá 4.267.906 đồng. Như vậy, với số lượng 51 cái, tổng tiền chênh lệch lên đến hàng trăm triệu đồng.

Tương tự, theo thông tin PV có được, sản phẩm model DKA9/330/PLEX của Pháp được nhập khẩu về Việt Nam với giá 108.579.877 đồng. Trong khi đó, đơn giá trúng thầu là 181.103.730 triệu đồng. Với nhu cầu mua sắm 5 cái, tổng số tiền chênh lệch là hơn 362 triệu đồng.

Cần phải nói rằng, mức giá PV đưa ra để so sánh đều đã bao gồm thuế VAT và thuế nhập khẩu.

Dẫu biết nhà thầu khi bàn giao cho chủ đầu tư còn phải chịu thêm một số chi phí liên quan như vận chuyển, kho bãi… và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số tiền chênh lệch lên tới hơn cả tỷ đồng là con số rất đáng để suy ngẫm.

Nhằm có những thông tin khách quan, đa chiều, PV đã liên hệ với bên mời thầu. Tại buổi làm việc, đại diện chủ đầu tư cho rằng, phía công ty không biết được giá nhập khẩu sản phẩm nên không thể đưa ra nhận định.

“Khi đấu thầu công khai trên hệ thống, nhà thầu trúng giá nào thì cứ thế mà cấp thôi, không có trách nhiệm phải giải trình với chủ đầu tư giá đầu vào là bao nhiêu. Ngoài ra, nhà thầu có thể cân đối giá sản phẩm của mình, mục này cao, mục kia thấp sao cho đảm bảo giá gói thầu cạnh tranh nhất là được” – ông Tình chia sẻ.

Khi PV đặt câu hỏi về căn cứ xây dựng giá dự toán, ông Tình cho biết phía công ty làm đúng quy định: ưu tiên lấy đơn giá của tỉnh, nếu tỉnh không có thì lấy giá hợp đồng tương tự hoặc ít nhất 3 báo giá của các đơn vị cung cấp.

“Về chứng thư thẩm định giá, luật không có hướng dẫn, quy định bắt buộc nên phía công ty chỉ tổ chức thẩm định hoặc có một bộ phận làm công tác thẩm định giá dự toán của gói thầu, không có chứng thư thẩm định. Ngoài ra, gói thầu vẫn đang được thực hiện, giao hàng và tổ chức rà soát nên những hồ sơ, giấy tờ về chứng nhận, ủy quyền, phân phối… của nhà thầu vẫn chưa nộp sang” – ông Tình nói thêm.

Dưới góc nhìn pháp lý về sự việc trên, luật sư Phạm Hồng Kiên (Giám đốc công ty luật Cán Cân Việt) cho hay, khi khấu trừ các chi phí mà giá thiết bị vẫn cao bất thường thì cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ. Nếu có căn cứ khẳng định giá thầu quá cao so với giá thị trường, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể khởi tố hình sự về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 222, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, luật sư Kiên cho rằng, điều cần làm là kiểm soát chặt việc xây dựng hồ sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải trình về các yếu tố cấu thành giá chào thầu.

Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa việc công khai thông tin để nhiều nhà thầu cùng tham gia, cạnh tranh. Đặc biệt, tránh việc thiết bị được chuyển “lòng vòng” qua nhiều đại lý để nâng khống hóa đơn thì nhà thầu phải tìm mua đúng của nhà phân phối chính thức ban đầu, không qua trung gian.

PV

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục