"Chìa khóa" quản lý tài chính gia đình không nên bỏ qua

Một cuộc hôn nhân lâu dài luôn đi kèm với yếu tố tài chính. Không phụ thuộc vào vấn đề thu nhập ít hay nhiều mà là cách quản lý chi tiêu của cả hai như thế nào.

Khi bắt đầu một cuộc sống gia đình, tài chính luôn là yếu tố hàng đầu. Không phải là vấn đề bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, thu nhập tổng nhiều hay ít mà là sự điều phối tài chính sao cho linh hoạt để đảm bảo chi tiêu gia đình.

Rõ ràng vấn đề tài chính

Hãy thảo luận với nhau những vấn đề liên quan đến tài chính và cởi mở với những phương án giải quyết khó khăn liên quan. Khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, cả hai vợ chồng nên thống nhất các quy tắc tài chính chung và công khai khoản thu nhập cũng như chi tiêu cá nhân để có sự quan tâm, thông cảm và bình đẳng với nhau về tài chính. Rõ ràng vấn đề tài chính luôn là cách hạn chế được những xung đột không đáng giữa vợ chồng.

"Chìa khóa" quản lý tài chính gia đình không nên bỏ qua - Ảnh 1
Hãy thảo luận với nhau những vấn đề liên quan đến tài chính

Có một khoản tiết kiệm nhỏ

Vấn đề tài chính gia đình thường bị phụ thuộc theo kinh tế thị trường. Bởi vậy cần một khoản tiết kiệm nhỏ để đảm bảo được phương án hỗ trợ gia đình mỗi khi cần thiết hoặc cho những dự định tương lai xa hoặc gần.

Theo dõi ngân sách

Việc theo dõi số tiền tiêu hàng ngày cũng quan trọng không kém việc thiết lập ngân sách. Nếu bạn không biết chính xác tiền tiêu mỗi ngày vào những khoản gì, cuối cùng bạn sẽ không kiểm soát được mức chi tiêu và phải "rút lõi" từ các khoản tiết kiệm cố định. Theo dõi được các khoản chi tiêu cũng giúp bạn nắm được tình hình tài chính hiện tại của gia đình và có những điều chỉnh cho hợp lý.

Quản lý tài chính một cách linh hoạt

Hãy linh hoạt thay đổi mức chi tiêu hàng tháng sao cho hợp lý với giá cả của nhu cầu trong gia đình. Sẽ có những khoản chi phát sinh không có dự tính trước, hay những chi tiêu cá nhân có sự thay đổi theo nhu cầu phù hợp. Không nên cứng nhắc cố định một khoản chi tiêu của gia đình hàng tháng.

Cần có khoản tiết kiệm để dưỡng già

Dù cho gia đình trẻ hay đã vài chục năm cũng cần một khoản tiết kiệm cho tương lai về già. Để đảm bảo cuộc sống dưỡng già được thoải mái mà không quá phụ thuộc vào con cháu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc liên quan đến tiền bạc trong gia đình giữa các thế hệ.

Cách giải quyết cho các bất đồng về tài chính

Sẽ có những lúc nảy sinh bất đồng giữa những thành viên trong gia đình thường là những trường hợp chi tiêu không rõ ràng cho cá nhân. Do vậy, cần có một sự thống nhất rõ ràng về tài chính với nhau giữa các thành viên sẽ hạn chế được những bất đồng này.

Trả các khoản nợ sớm

Nợ nần luôn khiến bạn áp lực và mệt mỏi, vậy nên ưu tiên cho việc trả nợ không chỉ giúp bạn giữ uy tín với người cho vay mà còn là cách để bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà việc trả lãi cũng đỡ nặng nề theo mỗi tháng.

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng nợ nần, hãy ưu tiên cho những khoản nợ cần trả trước trước khi dành chi tiêu cho những khoản chi khác trong gia đình.

Nếu có thể, hãy mua bảo hiểm

Đầu tư một khoản cho bảo hiểm là phương án giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ, đồng thời là phương án dự phòng cho những lúc không may (tai nạn,…) hoặc là cách tiết kiệm tiền cho cuộc sống hai vợ chồng về già.

Mở một tài khoản riêng hoặc chung

Nếu bạn giỏi quản lý tài chính cá nhân, nên mở các tài khoản tiết kiệm riêng biệt. Việc mở chung một tài khoản tiết kiệm với số tiền lớn bạn sẽ kiểm soát đơn giản hơn nhưng cũng sẽ có ít tiền lãi hơn.

Chỉ cần hai vợ chồng cùng đồng ý và đưa ra những phương án chi tiêu rõ ràng về tài chính sẽ tránh được những bất đồng ý kiến về tiền bạc. Đây cũng là cách bảo vệ hạnh phúc của cuộc sống hôn nhân.

Theo phunukieuviet.vn

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục