ChatGPT là gì?
ChatGPT là một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên được điều khiển bởi công nghệ AI cho phép bạn trò chuyện giống như con người và hơn thế nữa với một chatbot. Mô hình ngôn ngữ có thể trả lời các câu hỏi, hỗ trợ bạn thực hiện các tác vụ như soạn email, viết luận và viết code.
ChatGPT do Open AI phát triển, được ra mắt vào ngày 30/11/2022. Chỉ sau 5 ngày, đã có hàng triệu người dùng đăng ký công cụ này. ChatGPT được đánh giá là "Trả lời câu hỏi như người thật", có thể trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp.
Được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất cứ chatbot nào từng có trước đây, ChatGPT có thể viết kịch bản, viết tiểu luận cấp đại học, viết content, "nghĩ" hộ tên công ty hay cửa hàng cho người dùng...
ChatGPT hot đến mức nào?
ChatGPT về cơ bản là một biến thể phần mềm tạo ngôn ngữ GPT-3.5 phổ biến của OpenAI, được thiết kế để thực hiện những cuộc trò chuyện tự nhiên với người dùng. Một số tính năng của chatbot là trả lời các câu hỏi, thách thức các cơ sở không chính xác, từ chối những truy vấn không phù hợp và thậm chí thừa nhận lỗi của phần mềm, theo bản tóm tắt về mô hình ngôn ngữ của OpenAI.
Bern Elliot, phó chủ tịch Gartner cho biết, ChatGPT được đào tạo trên một khối lượng khổng lồ dữ liệu văn bản. Phần mềm học cách nhận ra những mẫu câu, cho phép công cụ tạo ra văn bản độc lập, mô phỏng những phong cách viết khác nhau. OpenAI không cho biết, nhóm dữ liệu nào chính xác được sử dụng để đào tạo ChatGPT, nhưng công ty thường xuyên thu thập thông tin trên web, sử dụng sách lưu trữ và Wikipedia.
Theo Elliot, hiện ChatGPT giống như một phương thức để OpenAI thu hút sự chú ý của công chúng và cho thấy những gì có thể đối với những mô hình ngôn ngữ lớn, khác với một phần mềm hữu ích mà các doanh nghiệp tích hợp trên các trang web hoặc thiết bị điện tử. ChatGPT đang được sử dụng miễn phí nhưng OpenAI bán quyền truy cập vào ngôn ngữ cơ bản và những mô hình AI liên quan cho các doanh nghiệp sử dụng.
Ông Zwingmann không đơn độc trong việc sử dụng ChatGPT cho những mục đích cao hơn.
Cai GoGwilt, giám đốc công nghệ của công ty khởi nghiệp quản lý hợp đồng kỹ thuật số Ironclad cho biết, công ty của ông đang khám phá phương pháp sử dụng ChatGPT để tóm tắt những thay đổi đối với các văn bản pháp lý phần mềm kỹ thuật số. GoGwilt cho biết tính năng này sẽ hữu ích cho những khách hàng hợp pháp của công ty khởi nghiệp, thường xuyên thay đổi tài liệu và thông báo cho đồng nghiệp sau khi thực hiện những thay đổi.
|
ChatGPT là một chatbot do Open AI phát triển, được ra mắt vào ngày 30/11/2022. |
GoGwilt cho biết, ChatGPT cung cấp những phản hồi “sáng tạo hơn” so với các mô hình ngôn ngữ tương tự do các công ty công nghệ lớn phát triển. Công cụ ngôn ngữ AI của Meta, có tên là RoBERTa, có khả năng phân loại và gắn nhãn văn bản cao hơn. GoGwilt cho biết thêm, công ty của ông sử dụng cả GPT và RoBERTa để cung cấp những tính năng nhất định trong tài liệu kỹ thuật số của phần mềm.
Tại công ty dữ liệu và nghiên cứu pháp lý LexisNexis, Min Chen, phó chủ tịch doanh nghiệp cho biết, nhóm nghiên cứu của cô bắt đầu thử nghiệm ChatGPT dù đang sử dụng phần mềm GPT-3 của OpenAI trên cơ sở đám mây Azure của Microsoft.
Chen cho rằng, GPT-3 phù hợp hơn với LexisNexis vì đây là sản phẩm dành cho doanh nghiệp và có thể tùy chỉnh. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với ChatGPT, đôi khi chatbot tạo ra “những câu trả lời hợp lý” và “rất ấn tượng” nhưng vẫn có những sai sót nhất định. Theo cô, phần mềm không đủ tin cậy như một công cụ ra quyết định cho nghiên cứu pháp lý nghiêm túc. Trong một số trường hợp, ChatGPT sẽ đưa ra một câu trả lời rất dài dòng có vẻ hợp lý, nhưng câu trả lời lại không làm rõ sự thật.”
Về những hạn chế của ChatGPT, OpenAI cho biết trong một bài đăng trên blog, trong khi công ty đang nỗ lực giảm thiểu những vấn đề thiên vị, thì phần mềm “đôi khi sẽ phản hồi bằng những hướng dẫn có hại hoặc thể hiện hành vi thiên vị”.
CEO Altman trong một tweet vào cuối tuần nhấn mạnh, ChatGPT “cực kỳ hạn chế” và “thật sai lầm khi dựa vào phần mềm để làm bất kỳ điều gì quan trọng lúc này.”
Krishna Gade, Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp giám sát mô hình AI Fiddler cho biết, ChatGPT và các công nghệ ngôn ngữ liên quan có thể dẫn đến “sự gián đoạn lớn trong tìm kiếm chủ động của người dùng trên web”, một lĩnh vực mà Google thống trị từ lâu.
Gade, từng làm việc tại bộ phận tìm kiếm Bing của Microsoft cho biết, nếu mức độ phổ biến của ChatGPT tiếp tục tăng cùng với những công cụ trả lời câu hỏi trên nền tảng trò chuyện thì Google có thể phải cập nhật công nghệ tìm kiếm cốt lõi, tập trung vào hướng trò chuyện với người dùng.
Mức độ phổ biến tăng chóng mặt của ChatGPT cho thấy, một bộ phận lớn người dùng thích nhận thông tin qua câu hỏi và câu trả lời hơn là truy vấn tìm kiếm thông thường.
Alphabet, công ty mẹ của Google có rất nhiều tài năng về AI và đã giúp phát triển một số công nghệ AI cốt lõi, được sử dụng để tạo ra những hệ thống như ChatGPT.
Tìm kiếm Google là một thói quen người dùng rất khó bỏ. Ông Zwingmann lưu ý, Google có lợi thế lớn hơn so với ChatGPT. Ông cho rằng, cách làm việc hiệu quả ngày nay là người dùng sử dụng ChatGPT và sau đó truy cập Google để xác minh kết quả.
|
ChatGPT trả lời câu hỏi của người dùng. Ảnh: Tech Wire Asia |
Đây là kết quả của một yêu cầu cho ChatGPT từ các phóng viên CNBC: “Viết cho tôi một tin bài về ChatGPT theo phong cách của CNBC.”
“Kể từ ngày 13/12/2022, ChatGPT, AI xử lý ngôn ngữ mới từ OpenAI, đang tạo nên một làn sóng lan tỏa trong ngành công nghệ. Mô hình tiên tiến, được đào tạo để sản xuất văn bản giống con người, được ca ngợi là công cụ thay đổi cuộc chơi cho các doanh nghiệp, hoạt động trên nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Khả năng hiểu và phản hồi nhiều chủ đề của ChatGPT đặc biệt ấn tượng, thậm chí một số người còn cho rằng phần mềm có tiềm năng cách mạng hóa phương thức con người tương tác với công nghệ. Nhiều chuyên gia tin rằng những khả năng tiên tiến của ChatGPT sẽ là tài sản quý giá cho các công ty trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, giáo dục trực tuyến và nghiên cứu thị trường.
Một trong những ưu điểm chính của ChatGPT là khả năng học hỏi và thích ứng nhanh với thông tin mới. Điều này có nghĩa là phần mềm tự đào tạo để xử lý các chủ đề và nhiệm vụ mới mà không cần phải đào tạo lại nhiều. Ngoài ra, ChatGPT có khả năng mở rộng cao nên rất phù hợp để sử dụng trong những ứng dụng quy mô lớn.
Cho đến nay, phản hồi của người dùng đối với ChatGPT rất tích cực, nhiều người ca ngợi khả năng phát triển nâng cao và tính dễ sử dụng của công cụ. Mặc dù vậy, vẫn còn phải xem xét, ChatGPT sẽ được sử dụng như thế nào trong những năm tới, nhưng rõ ràng công nghệ có tiềm năng trở thành một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên.”
ChatGPT khiến Google phải đưa ra "Báo động đỏ"
ChatGPT chắc chắn đã gây được tiếng vang lớn. "ChatGPT tốt đến đáng sợ. Chúng ta không còn xa AI mạnh đến mức nguy hiểm", Elon Musk, một trong những người sáng lập OpenAI trước khi rời đi, cho biết.
Khi ChatGPT mới ra mắt, nhiều người dùng thử nghiệm cho rằng "ChatGPT có thể thay thế công cụ tìm kiếm của Google". Hồi đó, Google bỏ ngoài tai các bình luận như vậy và nói "không có gì phải lo lắng". Nhưng chỉ một tháng sau, đội ngũ điều hành của Google bất chợt "quay xe" và phát hoảng trước sự đe dọa tiềm tàng của chatbot này.
Minh chứng cho việc ChatGPT có thể tạo nên một "cơn chất động" cho thế giới công nghệ, ngay trước lễ Giáng Sinh, Sundar Pichai - CEO của Google - đã vội vã phát "Báo động đỏ" (‘Code Red’) cho toàn công ty công ty vì ChatGPT đang trở nên quá bùng nổ trên toàn cầu.
Việc bật báo động đỏ không phải chuyện hiếm trong nội bộ Google. Trong quá khứ, công ty đã từng làm vậy với một số sản phẩm hay hệ thống nội bộ khi có vấn đề.
|
ChatGPT viết một đoạn tài liệu về AI trong giới hạn 200 chữ. Ảnh: Tech Wire Asia |
Ở thung lũng Silicon, các công ty công nghệ thường có một hệ thống cảnh báo màu lấy cảm hứng từ hệ thống báo động phòng thủ của phi thuyền trong phim Star Trek. Hệ thống bao gồm các màu xanh lá cây, xanh dương, vàng, đỏ và các màu khác, đại diện cho các mức khẩn cấp cao thấp khác nhau. Google và LinkedIn cũng đang sử dụng hệ thống cảnh báo màu này.
Ở Google, báo động vàng (Code Yellow) được bật khi có các sự kiện sắp sửa đe dọa đến hệ thống hay sản phẩm trong trong tương lai gần. Ví dụ, khi ổ cứng của một sản phẩm sắp hết chỗ hay API bên thứ ba cần được loại bỏ. Báo động vàng có nghĩa là công ty có vấn đề nhưng tình hình không nghiêm trọng. Nhân viên cần ưu tiên vấn đề ấy hàng đầu nhưng chưa cần phải làm thêm giờ để khắc phục. Thông thường báo động vàng sẽ kéo dài vài tuần hay vài tháng, bởi tình hình không đến nỗi quá cấp bách.
Nhưng báo động đỏ thì khác, nó tượng trưng cho một cuộc khủng hoảng khẩn cấp. Ví dụ như công cụ tìm kiếm, Gmail hay một chức năng quan trọng của sản phẩm nào đó đột nhiên bị treo trong những trường hợp không mong muốn. Khi đó, nhân viên dù phải làm thêm giờ, bỏ ăn bỏ ngủ thì cũng phải cố mà sửa cho xong. Báo động đỏ thường kéo dài lâu nhất là vài ngày. Khi có báo động đỏ, code sau khi sửa sẽ được đẩy vào hệ thống sản phẩm luôn mà không cần phải đi qua các quy trình như rà soát hay chạy thử, nếu có bug không đáng kể thì xử lý sau cũng được.
Các nhân viên của Google cho rằng lần bật báo động đỏ với ChatGPT không phải là do có vấn đề thật sự mà chỉ là một cảnh báo mang tính ẩn dụ trước mối đe dọa của công cụ này. Ý của ‘sếp’ Pichai khi gióng lên hồi chuông cảnh báo này là: "Các anh phải coi mối đe dọa của ChatGPT cũng nghiêm trọng không khác gì Google Tìm Kiếm bị sập", nhằm "đánh thức" nội bộ Google khỏi giấc ngủ quên chiến thắng. Trong thời gian báo động đỏ vừa qua, đội ngũ R&D các công nghệ tương tự của Google đã tổ chức các cuộc họp chuyên sâu để thảo luận chiến lược cho giai đoạn sau kỳ nghỉ Giáng Sinh.
Sở hữu trí tuệ
In bài viết