Theo tạp chí CNBC dẫn nguồn một chuyên gia nghiên cứu về sự giàu có cho thấy trong danh sách những giá đình giàu nhất mơi bình chọn của Forbes và những tỷ phú Forbes chi ra những nghiên cứu thú vị về mức độ xuất hiện tỷ phú qua các thế hệ. Kết quả cho thấy lời nguyền "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" có vẻ được bảo vệ khi sự giàu có dường như bị đánh bật bởi một vách đá tại thế hệ thứ ba.
Tỷ phú Donald Trump và các con
Nghiên cứu này không phải là căn cứ khoa học mà là những phân tích chủ quan nhận diện sự giàu có qua thế hệ thứ nhất hay thứ hai (Ví dụ cha của Donald Trump là người giàu ở thế hệ đầu tiên).
Khi phân tích 483 tỷ phú trong danh sách, có 321 người hay 2/3 là thế hệ thứ nhất. Chỉ 20% tỷ phú thuộc thế hệ thứ 2. Dưới 10% tỷ phú thuộc thế hệ thứ 3, trong khi chỉ có 13 gia đình có 4 thế hệ giàu có, 7 gia đình giàu đến thế hệ thứ 5 và 2 gia đình kéo dài sự giàu sang đến thế hệ thứ 6 là gia tộc Whittiers và Yuenglings.
Dĩ nhiên, tỷ lệ thành công phụ thuộc chính vào quy mô và tính chất của nguồn tài sản. Gia tộc Whittiers khôn ngoan thành lập công ty chuyên quản lý tài sản thuộc gia đình họ, từ đó đầu tư thành công. Trong khi gia tộc Yuenglings có được lợi thế là người tiên phong trong ngành sản xuất bia.
Nhưng hàng ngày, các triệu phú trên thế giới vẫn sử dụng một vài chiến thuật hữu ích khiến tài sản của họ có thể kéo dài hơn. Sau đây là 3 mẹo được giám đốc quản lý kiêm chiến lược gia Anthony Fittizzi thuộc quỹ U.S.Trust đưa ra.
Giữ tiền trong các quỹ tín thác
Các quỹ tín thác không chỉ là phương thức tuyệt vời để che chắn cho tài sản khỏi thuế bất động sản hay thuế thu nhập, chúng cũng là cách một cách để chống lại những kẻ phá phách hay ăn chơi trong chính gia đình các tỷ phú.
"Một quỹ tín thác đặt ra nhiều biện pháp bảo vệ xung quanh việc các người hưởng thụ có thể truy cập vào nó và có thể là biện pháp đầu tiên chống lại thói chi tiêu xa hoa của giới nhà giàu", Fittizzi cho biết. Ngoài ra những quỹ này cũng đảm bảo việc giá trị cũng như ước nguyện của người gây dựng nên cơ nghiệp giàu có được truyền qua các thế hệ. Và họ bảo vệ tài sản khỏi những kẻ tham lam hay các thành viên ngoài gia đình đang cố gắng ăn trộm tiền của những ông chủ đầu tư của họ.
Tránh thuế một cách hợp pháp
Các khoản thuế luôn là vết cắt lớn đối với khối tài sản của các gia đình giàu có qua thời gian. Fittizzi đề xuất nên lập kế hoạch chi tiết về thuế mà từ đó có thể bao gồm quỹ tín thác năng động, quỹ tín thác bỏ qua thế hệ hay các khoản vay nội bộ để hợp thức hóa các công cụ bảo vệ tài sản.
"Bạn cần hiểu môi trường tài chính và môi trường pháp lý trước khi thực hiện điều này."
Dạy dỗ tốt con cái
Các hãng quản lý tài sản hiện hầu hết nhảy vào cuộc đua giáo dục của các gia đình và các chương trình dành cho thế hệ tiếp theo- đây là một lý do tốt. Những quyết định đầu tư tồi và nền tảng quản lý tiền bạc kém có thể dẫn tới nhiều gia đình từ "có điều kiện" thành trắng tay.
Fittizzi cho biết các chương trình đạo tạo không nên chỉ tập trung vào đầu tư, tư duy mới là điều quan trọng. Họ nên tập trung vào kỹ năng quản lý tiền bạc, chi tiêu và trách nhiệm đi kèm với việc nắm giữ tài sản đa thế hệ.
"Điểm cốt lõi ở đây là giúp họ hiểu rằng họ là người quản lý khối tài sản gia đình và họ nên cẩn trọng trong việc chi tiêu chỉ vào những thứ họ cần bởi họ có trách nhiệm với thế hệ sau mình", ông cho biết.
Người giàu hiện nay không cần thiết phải tạo ra những đế chế lớn mạnh, Fittizzi nhấn mạnh. Nhưng họ muốn tiền bạc của họ cho phép thế hệ thứ 2 hay thứ 3 được tự do làm những công việc mà chúng yêu thích, có thể là công việc phi lợi nhuận lương thấp hay nghệ thuật và không phải lo lắng về việc chi trả những tờ hóa đơn.
Theo Trí thức trẻ