Bức tranh "xám xịt" của ngành ô tô trong quý I/2023

Nhu cầu mua sắm giảm, các đại lý đua nhau khuyến mãi, giảm phí trước bạ,... nhưng mức lãi suất cao vẫn là rào cản quá lớn để người tiêu dùng chịu chi tiền mua ô tô.

Bức tranh "xám xịt" của ngành ô tô trong quý I/2023 - Ảnh 1

Thị trường ô tô "ảm đạm"

Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Tài chính nêu quan điểm về chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trước đó, Bộ này đã nhận được kiến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, các tỉnh Quảng Nam và Ninh Bình về việc ban hành chính sách giảm lệ phí trước bạ cho khách hàng, cũng như giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, duy trì nguồn thu ngân sách.

Trước thực tế thị trường ô tô giảm sút mạnh, Bộ Công Thương cho biết các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đều đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ kích cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ thì sẽ không đủ để tạo ra sức bật giúp thị trường tăng trưởng trở lại một cách ổn định và bền vững.

Do đó, Bộ Công Thương cho rằng việc tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian thích hợp là cần thiết và phù hợp với tinh thần chung, góp phần kích cầu tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho.

Theo Bộ Công Thương, có thể cân nhắc thời gian áp dụng chính giảm lệ phí trước bạ ô tô đến hết năm 2023.

Hiện nay, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống có mức lệ phí trước bạ là 10%-12% giá bán xe, tùy từng địa phương. Do đó, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ giúp người dân giảm hàng chục triệu đồng chi phí lăn bánh một chiếc xe mới tùy vào từng loại xe.

Hiện nay, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống có mức lệ phí trước bạ là 10%-12% giá bán xe, tùy từng địa phương. Do đó, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ giúp người dân giảm hàng chục triệu đồng chi phí lăn bánh một chiếc xe mới tùy vào từng loại xe.

Thống kê của VAMA cho thấy, doanh số bán xe toàn thị trường quý I/2023 giảm mạnh. Tính chung 3 tháng đầu năm, doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 77.090 xe, giảm 31% so với cùng kỳ.

Riêng trong tháng 1/2023 (tháng có Tết), thị trường ô tô giảm mạnh hơn. VAMA và các hãng xe nhập khẩu bán tổng 17.314 xe, giảm 51% so với tháng 12/2022. Hyundai Thành Công, thương hiệu phân phối xe Huyndai đạt doanh số 3.496, giảm 64% so với tháng liền kề trước đó. Vinfast ghi nhận mức giảm lớn hơn, 92% khi chỉ có 358 xe điện giao đến khách hàng. Con số của tháng 12/2022 là 4.278 xe.

Theo các chuyên gia, việc thị trường ảm đạm đã được dự đoán từ trước, bởi nhu cầu người dân co kéo và đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của lãi suất vay.

Ngoài ra, Hiệp hội Các nhà nhập khẩu ô tô Việt Nam (VIVA) cho rằng, các doanh nghiệp ngành xe ô tô đang phải gồng mình đối phó với lượng hàng tồn kho cao do sức mua trên thị trường giảm đột ngột. Hoạt động đăng kiểm 2 tháng gần đây gặp khó khăn càng khiến lượng tồn kho tăng, tạo ra áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp. Tất cả 12 doanh nghiệp thành viên của VIVA gặp khủng hoảng hàng tồn kho nghiêm trọng hơn.

Kết quả kinh doanh toàn ngành bết bát

Thống kê từ Người Đưa Tin, trong quý I/2023, doanh nghiệp đứng đầu về lợi nhuận tiếp tục là Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM – mã: VEA).

Quý đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 1.010 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước nhưng lãi sau thuế lại cao hơn doanh thu, đạt 1.359 tỷ đồng, giảm 7% so với quý I/2022. Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ nhóm công ty liên doanh, liên kết là Honda, Toyota, Ford. Khoản lãi này giảm% so với cùng kỳ, còn 1.175 tỷ đồng.

Còn anh cả trên bảng doanh thu phải kể đến CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico – mã: SVC), tuy nhiên cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều chứng kiến sự lao dốc so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu mua sắm ô tô giảm mạnh.

Tại quý I/2023, Savico đạt 4.792 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 14% và 14,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 85% so với cùng kỳ 2022 và giảm hơn 11 lần so với quý trước.

Theo giải trình của đại lý phân phối ô tô lớn nhất cả nước, trong 3 tháng đầu năm, nguồn cung của các hãng xe dồi dào song sức mua chậm do ảnh hưởng chung từ sụt giảm toàn thị trường, làm tăng mạnh giá trị hàng tồn kho. Mặt khác, các chi phí hoạt động tăng cùng chi phí lãi vay cao làm chỉ tiêu lợi nhuận của công ty giảm mạnh.

Bức tranh "xám xịt" của ngành ô tô trong quý I/2023 - Ảnh 2

Về "ông trùm" bán Mercedes-Benz, Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã: HAX) trong quý I lại tiếp tục chứng kiến kết quả kinh doanh đi lùi, cụ thể mức doanh thu chỉ đạt 993 tỷ đồng và lãi sau thuế vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 40% và 94% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, thị trường kinh doanh ngành ô tô tại Việt Nam quý I/2023 vẫn đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lãi suất cho vay tăng cao và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng xe ô tô phân khúc cao cấp giảm so với cùng kỳ.

CTCP City Auto (mã: CTF) - đơn vị ủy quyền chính thức của Ford Việt Nam, ghi nhận doanh thu tăng gần 70% so với quý I/2022, lên mức 1.626 tỷ đồng, tuy nhiên lãi sau thuế của công ty lại đi lùi nhẹ 21% xuống 11 tỷ đồng do lượng vay nợ chiếm tới 80% nguồn vốn công ty.

Trước bối cảnh nhu cầu mua sắm giảm mạnh, để cứu một phần doanh số mất đi vì ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô, các hãng và đại lý đua nhau giảm giá, khuyến mãi từ hàng chục tới hàng trăm triệu đồng, với nhiều hình thức. Toyota, Mitsubishi, Hyundai, Kia, Mazda, Volkswagen... hỗ trợ lệ phí trước bạ, giảm tiền mặt hoặc phụ kiện. Các hãng xe sang như Mercedes, Volvo, BMW... tặng gói bảo hiểm, dịch vụ bảo dưỡng, ưu đãi lãi suất vay.

Tuy vậy, những ưu đãi trước mắt được đánh giá là không thực sự hiệu quả, vì người mua xe còn tính toán tới cả chi phí sử dụng cũng như lãi phải trả (nếu mua trả góp) trong thời gian dài. Quan trọng hơn cả là tâm lý "thắt lưng buộc bụng" để đề phòng biến động kinh tế.

Hiện áp lực lên các hãng là chưa quá lớn, nguồn xe nhập khẩu hoặc lắp ráp tồn ở đại lý chưa quá đáng lo ngại. Nhưng các chuyên gia đều cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới nếu những khó khăn hiện nay không có chuyển biến tích cực. Khi ấy, áp lực giải phóng hàng tồn kho, quay vòng nguồn tiền sẽ đè nặng lên đại lý, hãng.

     

Phạm Hồng Nhung

Người đưa tin Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục