BIDV muốn có Công ty tài chính Tiêu dùng

(Kinhdoanhnet) - Theo ban lãnh đạo của BIDV việc thành lập công ty tài chính tiêu dùng là thực sự cần thiết nhằm gia tăng thị phần bán lẻ, phục vụ toàn diện các nhóm khách hàng, đa dạng hóa kinh doanh nhờ đó nâng cao thu nhập của ngân hàng.

Trong cuộc họp đại họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2015 vừa được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID ) tổ chức, ngoài việc xin cổ đông thông qua kế hoạch sáp nhập giữa Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và BIDV, HĐQT của ngân hàng này cũng đã trình lên cổ đông kế hoạch thành lập Công ty Tài chính Tiêu dùng BIDV.

Cụ thể theo ban lãnh đạo của BIDV việc thành lập công ty tài chính tiêu dùng là thực sự cần thiết nhằm gia tăng thị phần bán lẻ, phục vụ toàn diện các nhóm khách hàng, đa dạng hóa kinh doanh nhờ đó nâng cao thu nhập của ngân hàng. Thêm vào đó khi có công ty tài chính tiêu dùng sẽ tách được phân khúc khách hàng rủi ro ra khỏi hoạt động của ngân hàng, trong đó phân khúc tín dụng khách hàng cá nhân thu nhập trung bình, nhu cầu vay tiêu dùng món nhỏ, chủ yếu không có tài sản đảm bảo, thủ tục vay đơn giản, thời gian xử lý nhanh, chấp nhận lãi suất cao…

BIDV muốn có Công ty tài chính Tiêu dùng
BIDV muốn có Công ty tài chính Tiêu dùng.

Cụ thể HĐQT đã đề xuất 3 phương án để hình thành nên công ty tài chính tiêu dùng.

Phương án đầu tiên, BIDV đề xuất mua lại công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường, thực hiện tái cấu trúc để chuyển đổi thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV.

Phương án thứ hai đó là chuyển đổi hoạt động công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV. Và phương án cuối cùng đó là thành lập công ty tài chính tiêu dùng BIDV.

Tuy nhiên trong 3 phương án đã đề xuất, HĐQT của BIDV nghiêng về phương án đầu tiên đó là mua lại công ty tài chính bởi theo lãnh đạo nhà băng này việc mua lại công ty tài chính sẽ rút ngắn được thời gian xin cấp phép. Đồng thời, tận dụng nền tảng và các nguồn lực hiện có của công ty tài chính.

Đối với phương án thứ hai, nếu như thực hiện thì cũng khá phù hợp với kế hoạch tái cơ cấu hoạt động các đơn vị thành viên của BIDV. Và nhà băng này cũng chủ động kiểm soát ảnh hưởng của việc chuyển đổi đến hoạt động ngân hàng…

Phương án cuối cùng chỉ được thực hiện trong trường hợp hai phương án trên không thể thực hiện được.

Hiện HĐQT của BIDV cũng đã có công văn báo cáo Ngân hàng Nhà nước, xin chủ trương cho phép BIDV tiếp cận để mua lại 1 Công ty Tài chính đang hoạt động trên thị trường.

Kết thúc năm 2014, tổng tài sản của BIDV đạt 650.340 tỷ đồng (tăng 18,6%) so với năm trước. Huy động vốn đạt 602.301 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 18,9% so với năm trước; tỷ lệ nợ xấu là 2,03% tổng dư nợ. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.297 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2014; tỷ lệ chi trả cổ tức đạt khoảng 9,4%.

Với những kết quả đã đạt được trong năm qua, bước sang năm 2015 BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng 16,5% về huy động vốn; dư nợ tín dụng tăng trưởng 16%; lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,5% và chi trả cổ tức 9%.

Ngoài ra trong năm nay, ngân hàng này cũng lên kế hoạch bán khoảng 8.000 tỷ đồng, nếu điều kiện cho phép. Năm 2014, ngân hàng đã bán khoảng 6.600 tỷ đồng nợ cho VAMC.

Ngọc Anh (TH theo Trí thức trẻ; VnExpress; Vietstock)

 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục