Vấn đề niềm tin
Từng hành động, cử chỉ và lời nói của Hillary Clinton đều toát lên vẻ “chính trị gia truyền thống” hay nói cách khác là “con rối” cho những nhà tài phiệt, các tập đoàn kinh tế ủng hộ đằng sau.
Nhất là sau vụ bê bối email khi bà còn đương chức Ngoại trưởng Mỹ. Chính bà Clinton đã nhận hàng trăm triệu USD từ giới đại gia Ả Rập thông qua quỹ Clinton. Sau vụ này, cử tri xứ cờ hoa dường như đã nhận ra họ cần một vị lãnh đạo “không phông bạt” như Donald Trump và hơn hết ông không phụ thuộc tài chính từ bất kỳ ai, tự bỏ tiền ra tranh cử và không mang lợi ích nhóm.
Ngày càng có nhiều người ủng hộ ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ
Hillary Clinton sẽ trở “Barack Obama thứ 2”?
Có thể nói, việc ông Obama ủng hộ bà Clinton tuyệt đối là điều hiển nhiên vì họ cùng một đảng. Sau 8 năm làm ông chủ Nhà Trắng, cũng giống như Hillary Clinton, cho đến hiện giờ ông vẫn giữ được hình ảnh thân thiện và những bài diễn văn đi vào lòng người. Tuy nhiên, nếu để ý hơn một chút “đống ngổn ngang” mà Obama để lại quả thực rất khó để giải quyết triệt để.
Chuck Linton, 69 tuổi, một cựu binh Mỹ đến từ thành phố Baltimore, bang Maryland, bày tỏ ông “phát chán” với cách mà những người Dân chủ bảo ông phải bỏ phiếu như thế nào.
"Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người nói rất hay và khiến bạn cảm thấy rằng ông ấy vì bạn, đứng về phía bạn, nhưng sự thật không phải vậy chưa?", Linton hỏi. "Đó chính là Obama".
Obama đã nâng mức tổng nợ công của Mỹ lên gấp đôi với gần 20000 tỷ USD, hiển nhiên một tỷ phú sẽ giải quyết chuyện này tốt hơn so với một “ chính trị gia truyền thống”. Trump sẽ đi ngược lại chính sách “ lấy của người giàu chia cho người nghèo” (Clinton còn định nâng mức thu thuế của người giàu có lên tới 35% !) ; Trump sẽ không dùng những đồng tiền thuế của liên bang để trợ cấp cho người da đen, người Mexico và rất rất nhiều những kẻ “ăn bám trợ cấp”. Đây chính là chiêu bài truyền thống của Đảng Dân chủ nhằm mua phiếu của người thu nhập thấp trong xã hội.
Tuy nhiên, “ nhàn cư vi bất thiện”, sống nhờ trợ cấp đồng nghĩa với việc tệ nạn xã hội tăng cao. Bằng chứng cụ thể là trong khoảng thời gian Obama làm Thượng nghị sĩ bang Iilinois, mức độ tệ nạn tại Chicago tăng đáng kể. Trump sẽ bắt những kẻ ăn bám phải làm việc, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đây là “lối thoát” cho nền kinh tế với khoản nợ khổng lồ trên vai.
Nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại của Obama mà Clinton cũng là một phần trong đó qua nhu mềm, nước Mỹ “yếu đuối” hơn rất nhiều so với thời Tổng thống Bush. Với kế hoạch “100 ngày tiêu diệt IS”, Trump đã chứng minh mình sẽ không nhu nhược như người đương nhiệm cũng như đối thủ của mình, Trump sẽ lấy lại được vị thế của Mỹ trên trường Quốc tế.
Chính sách nhập cư của Hillary Clinton
Thực trạng rằng hàng chục triệu người từ trên khắp thế giới (nhất là khu vực Nam Mỹ) đã đang và sẽ nhập cư trái phép vào Mỹ và mang theo những tệ nạn xã hội. Nếu Clinton trở thành Tổng thống, “giấc mơ Mỹ” của những kẻ này sẽ gần hơn bao giờ hết, rồi bà sẽ dùng thuế mà những người giàu đóng để nuôi những kẻ ăn bám. Rồi Clinton muốn “dẫm lên vết xe đổ” của Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn nhận người tỵ nạn từ châu Âu, trong khi những quốc gia Ả Rập giàu có lại không tiếp nhận bất kỳ ai. Nếu Trump trở thành Tổng thống, ông sẽ xây “Vạn Lý Trường Thành” chắn Mexico và sẽ không nhận bất kỳ người tỵ nạn nào cho dù chính quyền Obama đã góp phần trong vụ bạo loạn tại Syria.
Trump đã tuyên bố “Sẽ thật là thảm hoạ nếu bà ấy (Clinton) làm Tổng thống” và ngày càng nhiều người sát cánh cùng ông trong con đường trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Đăng Sơn