“Bà mẹ xã hội” – phương cách hiện thực hoá giấc mơ sữa học đường

(Kinhdoanhnet) - Chương trình “Sữa học đường – Vì tầm vóc Việt” đã chính thức được khởi động, biến giấc mơ “trẻ em cả nước được uống sữa” thành hiện thực.

Mục tiêu Quốc gia

Theo Quyết định 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành ngày 8/7/2016, Chính phủ đưa ra mục tiêu lớn: Đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa; 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học thành thị, nông thôn được uống sữa; Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học, đạt 90 -95% vào năm 2020; Đến 2020, chiều cao trung bình của trẻ độ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 – 2cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.

“Bà mẹ xã hội” – phương cách hiện thực hoá giấc mơ sữa học đường - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ  tiếp nhận ủng hộ cho tài khoản Sữa học đường Vì tầm vóc Việt do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trao tại Cầu truyền hình trực tiếp tối 28.9

Quyết định 1340/QĐ-TTg cũng nhấn mạnh giải pháp ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường; nêu rõ các quy định về nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối và sử dụng; đưa ra các giải pháp huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp và cộng đồng…

Trước đó, một số địa phương triển khai Chương trình Sữa học đường theo Quyết định 641/QĐ-TTg ban hành năm 2011. Đây là Quyết định tổng thể về nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt, trong đó có giải pháp về sữa học đường. Tuy nhiên, hoạt động này còn rời rạc, chưa thành chính sách chung có độ phủ tới tất cả học sinh.

Bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH chia sẻ: “Các nghiên cứu khoa học của quốc tế và trong nước đã chỉ ra rằng trẻ em từ 0 tuổi tới 12 tuổi là giai đoạn phát triển tới 86% thể lực và trí lực của mỗi con người. Thế nhưng, vì nhiều lý do khiến hầu hết các bà mẹ chưa thể chăm sóc dinh dưỡng cho con mình một cách chu đáo, trong đó có việc uống sữa. Nhất là đối với trẻ em từ 2 tuổi, sau khi rời dòng sữa mẹ”.

Thực tế cho thấy, nhiều khu vực nông thôn, miền núi, tỷ lệ đói nghèo và trẻ em chưa được đến trường vẫn còn chiếm tỷ lệ cao ở nhiều tình miền núi, trung du. Áp lực cuộc sống mưu sinh đã khiến nhiều gia đình phải “gác” một nhu cầu tưởng như là chuyện rất nhỏ cho các con mình ngay từ khi chúng còn thơ bé. Các bà mẹ phải “thắt lưng buộc bụng” vì những lo toan, gánh nặng lớn hơn trong gia đình.

Thực tế cuộc sống chính là cản trở lớn để mục tiêu quốc gia “trẻ em cả nước được uống sữa” hoàn thành đúng với những mục tiêu tốt đẹp của nó. Những khó khăn của các bà mẹ thực sự cần sự chia sẻ, chung tay của toàn xã hội.

Giải pháp “Bà mẹ xã hội”

Đó cũng là động lực thôi thúc để Tập đoàn TH đưa ra ý tưởng “Bà mẹ xã hội”. Bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH nhận định: “Quyết định 1340/QĐ-TTg chính là món quà của Đảng, nhà nước dành cho con trẻ. Để chương trình thành công cần có đủ 2 nguồn lực: Nguồn lực về sữa tươi và nguồn lực về tài chính. Về nguồn lực sữa tươi, tôi khẳng định chúng ta có đủ cho 12 triệu trẻ mẫu giáo, tiểu học. Riêng về tài chính, cần có sự tham gia của các bà mẹ và bà mẹ xã hội - là cộng đồng, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm”.

“Bà mẹ xã hội” – phương cách hiện thực hoá giấc mơ sữa học đường - Ảnh 2

Cô bé Hoàng Ái Nhi, học sinh lớp 3 trường tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn (Nghệ An) thuộc diện hộ nghèo được uống sữa miễn phí tại trường cùng các bạn.


Tiên phong trong ý tưởng này, TH True milk đã quyết định làm “bà mẹ đỡ đầu” để mục tiêu quốc gia thành hiện thực. Ngày 28/9, Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Tập đoàn TH tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp “Sữa học đường- Vì tầm vóc Việt”. Trong đêm hội Sữa học đường này, ý tưởng BÀ MẸ XÃ HỘI được thể hiện qua Tài khoản Sữa học đường Vì Tầm Vóc Việt, là một sáng kiến để huy động các nguồn lực, có sự tham gia của 4 bên: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN và Quỹ Vì tầm vóc Việt.

Tại Cầu truyền hình, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kêu gọi sự ủng hộ để “mọi trẻ em nghèo có sữa” qua số tài khoản: 003001060009999, BAC A BANK, Hội sở Hà Nội

Đây là tài khoản từ thiện, hoạt động phi lợi nhuậnnhằm kêu gọi, khuyến khích, thúc đẩy sự đóng góp của các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước (cha mẹ học sinh, ngân sách địa phương, cá nhân, tổ chức....) hỗ trợ cho những trẻ em mẫu giáo và tiểu học thuộc diện nghèo, cận nghèo được uống sữa học đường.

“Bà mẹ xã hội” – phương cách hiện thực hoá giấc mơ sữa học đường - Ảnh 3

Trẻ em Nghệ An uống sữa học đường trong Chương trình sữa học đường cấp tỉnh triển khai trong năm học 2015-2016


Tập đoàn TH đã cam kết trong vòng 5 năm (từ 2016-2021) ủng hộ chi phí sản phẩm sữa học đường trị giá 200 tỷ đồng thông qua Tài khoản Sữa học đường Vì Tầm Vóc Việt.

Trước đó, trong chương trình sữa học đường cấp tỉnh triển khai ở Nghệ An, Tập đoàn TH và tỉnh Nghệ An cũng đã thí điểm sáng kiến nhân văn này khi huy động các nguồn lực hỗ trợ chi phí uống sữa cho tất cả học sinh mầm non, tiểu học, trong đó miễn phí 100% cho học sinh nghèo bằng phương án kêu gọi “bà mẹ xã hội” nêu trên.

Với năng lực của mình, Tập đoàn TH là đối tác đồng hành cùng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương trong Chương trình sữa học đường, bắt đầu từ năm học 2016-2017.

Câu chuyện tại Nghệ An

Tại Nghệ An, thống kê của ngành y tế năm cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn ở mức 19,3%, đứng thứ 27/63 tỉnh thành. So với chỉ tiêu của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đến 2015 tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm còn 15% (trung bình mỗi năm phải giảm 1,18%) thì vẫn chưa đạt.

Sau nhiều cuộc họp lấy ý kiến các Sở, ban ngành, UBND các huyện, UBND tỉnh đã ban hành hai quyết định quan trọng: Quyết định số 4507/QĐ-UBND.VX do UBND tỉnh đã ban hành ngày 06/10/2015 phê duyệt Đề án thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm học 2015 – 2016; Kế hoạch số 711/BCĐDD triển khai Đề án thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm học 2015-2016.

Triển khai chương trình này, Nghệ An đề ra giải pháp huy động tài chính từ các nguồn lực: từ các bậc phụ huynh (là nguồn lực chủ yếu), thứ hai là ngân sách nhà nước; Thứ ba là Cộng đồng, Xã hội (gồm có doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước).

Tập đoàn TH- đơn vị sở hữu thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK đã tham gia Chương trình với vai trò nhà tài trợ, và được đánh giá cao vì là doanh nghiệp chế biến sữa có sản phẩm sữa tươi đạt đạt chuẩn học đường. Khi triển khai Chương trình, TH true MILK đáp ứng các yêu cầu về hỗ trợ tài chính, đảm bảo mọi trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học đều được uống sữa học đường tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình.

 

Thái Bình

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục