5 vụ mua lại "tốn kém" nhất trong lịch sử thế giới

(Kinhdoanhnet) - Chuyển nhượng hoặc mua lại công ty không phải là điều mới mẻ trong giới kinh doanh. Số tiền các doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động này cũng thường không nhỏ chút nào, dưới đây là 5 thương vụ mua lại đắt nhất mọi thời đại mà The richest đã tổng hợp.

America Online (AOL) mua lại Time Warner – 186,2 tỷ USD

Đứng đầu trong danh sách chính là hợp đồng mua lại của công ty Internet hàng đầu nước Mỹ, AOL, dành cho công ty truyền hình cáp Time Warner làm dậy sóng giới kinh doanh trong năm 2000 với số tiền mua lại lên tới 186,2 tỷ USD. Việc sáp nhập này đã được hi vọng là sẽ đưa hai công ty lên vị trí nhà lãnh đạo hàng đầu trong giới công nghệ thông tin. Tuy nhiên, sau 9 năm gắn bó trong thất vọng, Time Warner đã chính thức tách ra khỏi AOL vào năm 2009. Với con số 186,2 tỷ USD, đây chính là một trong những vụ mua lại thất bại nhất trong lịch sử sáp nhập giữa các công ty.

5 vụ mua lại "tốn kém" nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh 1


Vodafone AirTouch mua Mannesmann – 185,1 tỷ USD

Với việc bỏ ra 185,1 tỷ USD để có được đối thủ cạnh tranh Đức Mannesmann, vụ mua bán này của Vodafone đã vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng này của The Richest. Cả hai đều hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nhưng khi Mannesmann bắt đầu hoạt động ở Anh thì Vodafone đã có những kế hoạch cản trở đối thủ bằng nhiều hình thức đã bị cả Mannesmann và chính phủ Đức lên án. Kết quả là đến năm 2000, Mannesmann đã đồng ý các điều khoản sáp nhập với Vodafone. Đây được coi là vụ sáp nhập doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử.

 

5 vụ mua lại "tốn kém" nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh 2

Tập đoàn Altria bán Phillip Morris International – 107 tỷ USD

Altria Group là một tập đoàn đa quốc gia từng mang tên Phillip Morris cho đến khi đổi tên vào năm 2003. Altria đã xây dựng một thương hiệu thuốc lá toàn cầu của mình và sau 4 năm, tập đoàn này đã bán đi toàn bộ các chi nhánh quốc tế của mình, Phillip Morris International. Vụ bán lớn nhất của tập đoàn này chính là một hợp đồng lên tới 107 tỷ USD vào năm 2007.

 

5 vụ mua lại "tốn kém" nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh 3

Ngân hàng Hoàng gia Scotland, Forits và Banco Santander mua lại ABN AMRO – 100 tỷ USD

Đây có thể coi là vụ mua lại lộn xộn nhất trong lịch sử. Năm 2007, nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới Forits đã hợp tác với ngân hàng Banco Santander và Ngân hàng Hoàng gia Scotland để mua lại một trong những ngân hàng lớn của Hà Lan, ABN AMRO với giá 100 tỷ USD. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến Forits không còn đủ khả năng tài trợ cho kế hoạch này nữa. Công ty đã bán toàn bộ tài sản và các thương hiệu riêng của mình vào năm 2010 nhưng vẫn không thể cứu vãn công ty khỏi nguy cơ tan rã. Bài học này đã chứng minh, trong kinh doanh, thời điểm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

5 vụ mua lại "tốn kém" nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh 4


Pfizer mua lại Warner-Lambert – 87,3 tỷ USD

Đứng ở vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng này của The Richest là vụ mua lại của công ty dược phẩm đa quốc gia hàng đầu thế giới, Pfizer, đã chi 87,3 tỷ USD để mua lại một trong những công ty dược phẩm lâu đời nhất của Mỹ, Warner-Lambert. Đây có thể coi là vụ mua lại đầu tiên trong lịch sử sáp nhập các doanh nghiệp của thế kỷ 21.

 

5 vụ mua lại "tốn kém" nhất trong lịch sử thế giới - Ảnh 5

Dù thành thành công hay thất bại thì đây cũng là những vụ làm ăn tốn kém nhất trong lịch sử mua lại của các doanh nghiệp trên thế giới. Các chuyên gia kinh tế hàng đầu cũng đã rút ra được những bài học đắt giá từ những thương vụ tầm cỡ này.


Thùy Dương


KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục