12 loại hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam

(Kinhdoanhnet) - Bộ Công Thương mới ban hành danh mục 12 loại hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu hợp pháp qua biên giới vào Việt Nam.

Quyết định 4850/QĐ-BCT và 4851/QĐ-BCT khẳng định 12 loại hàng hóa được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam qua biên giới Hà Giang, Lạng Sơn. Cụ thể, đó là các loại hàng hóa:

12 loại hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam - Ảnh 1

Danh mục hàng Trung Quốc được nhập khẩu qua biên giới Lạng Sơn.

12 loại hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam - Ảnh 2

Danh mục hàng Trung Quốc được nhập khẩu qua biên giới tỉnh Hà Giang.

Bắt đầu từ 30/5/2014, nếu các loại mặt hàng không có trong danh mục mà bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam sẽ bị xử lý nặng, bị quy kết vào hàng buôn lậu, gian lận thương mại.

Lạng Sơn là một trong những buôn lậu nóng nhất cả nước. Thời gian qua, nhân dân và các đơn vị trong tỉnh đã cố gắng chiến đấu với nạn buôn lậu qua biên giới.

Có những thời điểm, trời cận Tết rét buốt, các chiến sĩ công an vẫn:  ăn, ngủ, tuần tra và vận động bà con vùng biên tăng gia sản xuất, cam kết không vận chuyển hàng lậu, không xuất cảnh trái phép.    

Đáng chú ý, năm 2012, lực lượng chống lậu Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ 3.687 vụ hàng cấm, hàng giả gian lận thương mại..., tịch thu hàng hóa tổng trị giá hơn 51 tỷ đồng (bằng 94% so với năm 2011).

Hàng Trung Quốc có giá trị rẻ gấp nhiều lần hàng Việt Nam hoặc các nước khác. Tuy nhiên, hàng Trung Quốc luôn tiềm ẩn nguy cơ bị đầu độc, ô nhiễm, chứa chất gây ung thư,... đe dọa lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên biển Đông, người tiêu dùng Việt Nam đã tẩy chay, lên án hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều thương lái vẫn buôn lậu hàng Trung Quốc kiếm lời. 

Theo đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngoài danh mục những mặt hàng được công bố, nếu người dân hoặc các đơn vị kinh doanh nhập khẩu mặt hàng khác qua biên giới Lạng Sơn và Hà Giang sẽ bị phạt nặng.

Đức Hoan

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục