Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đối mặt rủi ro tiền tệ cao hơn khu vực?

(Kinhdoanhnet) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn là những quốc gia đang đối mặt rủi ro tiền tệ cao hơn các nền kinh tế đang phát triển khác ở Đông Á và Thái Bình Dương.

Báo cáo từ WB cho biết, doanh nghiệp và ngân hàng tại những quốc gia này có khoản nợ nước ngoài khá lớn, dù dự trữ ngoại tệ hiện ở mức đủ.

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đối mặt rủi ro tiền tệ cao hơn khu vực? - Ảnh 1
Nguồn: Bloomberg

Cũng theo WB, tăng trưởng trong khu vực sẽ tiếp tục được củng cố nhờ sự cải thiện môi trường toàn cầu và nhu cầu nội địa tăng mạnh, với dự báo của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan trong năm 2017, 2018 đều được điều chỉnh tăng so với ước tính được công bố hồi tháng 4. Theo đó, tăng trưởng của Trung Quốc đạt 6,7% trong năm nay và 6,4% trong năm 2018.

Báo cáo giải thích, đồng tiền tại những quốc gia trên tăng so với USD là nhờ dự báo về tăng trưởng mạnh hơn, kéo theo việc các nhà đầu tư tiếp tục rót vốn chảy vào nhiều. Hiện đồng Baht của Thái Lan có mức tăng mạnh nhất gần 7%, đồng Ringgit của Malaysia tăng 5,79%. 

Một số rủi ro tăng trưởng mà World Bank nêu bật bao gồm thâm hụt ngân sách, nợ trong khu vực tư nhân đạt mức cao ở hầu hết các quốc gia từ năm 2017-2019; cùng với đó là chính sách kinh tế tại một số nước vẫn chứa đựng nhiều bất ổn và căng thẳng địa chính trị trong khu vực tiếp tục leo thang.

Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, việc đồng nội tệ tăng giá quá nhanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, khiến đà phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này có thể bị chững lại.

Phương Anh

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục