Nguyên nhân khiến ngân hàng Việt “thua trận” tại Myanmar

(Kinhdoanhnet) – Mặc dù được lọt vào top 25 ứng cử viên sáng giá tuy nhiên “ông lớn” BIDV của Việt Nam lại không thể cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài khác giành lấy tấm vé thông hành vào thị trường Myanmar.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - đơn vị tiên phong mở chi nhánh ở thị trường Myanmar từ đầu năm 2010. Đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng được Chính phủ Myanmar cấp giấy phép thành lập văn phòng và bắt đầu hoạt động từ năm 2013.

Ngay khi Chính phủ nước này cho biết sẽ cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cho 10 trong số các đơn vị đã có văn phòng đại diện tại Myanmar thì BIDV đã may mắn khi có tên trong danh sách 25 ngân hàng đang được phía Myanmar xem xét.

Tuy nhiên mới đây ngày 01/10, Ngân hàng trung ương Myanmar đã công bố cấp phép cho 9 ngân hàng Châu Á được mở rộng hoạt động kinh doanh tại quốc gia này tuy nhiên BIDV lại không có mặt trong số 9 ngân hàng này.

Nguyên nhân khiến ngân hàng Việt “thua trận” tại Myanmar
Nguyên nhân khiến ngân hàng Việt “thua trận” tại Myanmar.

Để có thể chọn được 9/25 ứng cử viên tốt nhất để cấp giấy thông hành phía Myanmar và tổ chức tư vấn của họ đã căn cứ vào rất nhiêu tiêu chí để xét chọn giữa 25 ngân hàng ứng viên.

Tuy nhiên nếu như tổ chức này chỉ tiến hành so sánh quy mô tổng tài sản thì “ông lớn” BIDV của Việt Nam lại quá bất lợi.

Được biết trong số 19 ngân hàng thống kê được tổng tài sản, thì BIDV lại là ngân hàng xếp hạng chót khi tổng tài sản chỉ 27 tỷ USD. Trong khi đó các ngân hàng trong khu vực như Maybank, OCBC, UOB được chọn có quy mô tài sản lớn hơn rất nhiều lần so với BIDV. Ngay cả khi so sánh với ngân hàng nhỏ nhất trong số 9 cái tên được chọn là Bangkok Bank thì tổng tài sản của nhà băng này cũng đã gấp 3 lần con số tổng tài sản của BIDV.

Như vậy làm sao “ông lớn” của Việt Nam có thể so sánh được với ICBC của Trung Quốc (ngân hàng lớn nhất thế giới về tổng tài sản) và 3 ngân hàng dẫn đầu Nhật Bản: Sumitomo Mitsui Banking, Bank of Tokyo Mitsubishi UFG và Mizuho Bank.

Mặc dù trước đó phí Myanmar đã công bố sẽ chọn khoảng 5-10 ngân hàng nhưng sau đó lại công bố chọn 9 ngân hàng, điều này cho thấy nước này không dựa trên tiêu chí số lượng như dự định ban đầu. Họ chỉ chọn các ngân hàng nào mà họ cho rằng sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho quá trình mở cửa phát triển của đất nước.

Đối với các doanh nghiệp Việt hoạt động tại xứ “Chùa Vàng” mặc dù vẫn có thể sử dụng các dịch vụ của 9 ngân hàng trên nhưng rõ ràng việc không có ngân hàng Việt chống lưng, đồng hành cùng, sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của họ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Được biết trước đây Tập đoàn Viễn thông Quân đội của phía Việt Nam - Viettel cũng đã bị trượt đấu thầu viễn thông tại nước này. Như vậy đây là thất bại lớn thứ hai của phía Việt Nam tại vùng đất này.

Đất nước Myanmar nằm dưới quyền lãnh đạo của quân đội từ thập niên 60. Trong khoảng thời gian đó, ngành ngân hàng của nước này bị quốc hữu hóa và chỉ mở cửa cho sở hữu tư nhân từ thập niên 90. Cho đến năm 2012, Myanmar mới thông qua một đạo luật đầu tư nước ngoài để thu hút các công ty khắp thế giới. Hiện tại Myanmar đang có 4 ngân hàng quốc doanh, 22 ngân hàng tư nhân và 42 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài.

Hoàng Anh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục