Nên hay không việc “bơm tiền tươi” cho VAMC?

(Kinhdoanhnet) - Nhiều chuyên gia cho rằng để có thể giải quyết nợ xấu một cách triệt để và nhanh chóng cần phải trao thêm quyền, tiền cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên liệu rằng việc làm này liệu rằng có thực sự mang lại hiệu quả.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua được khoảng 56 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ 4,17% và khoảng 8,2% (nếu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại).

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới đây nợ xấu sẽ còn tiếp tục có nguy cơ gia tăng trở lại do môi trường kinh doanh chưa có sự cải thiện và giải pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu chưa được triển khai quyết liệt. Thêm vào đó các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho xử lý nợ xấu chậm được khắc phục, hoàn thiện. Ngoài ra một số ngân hàng còn không muốn bán nợ xấu lại cho VAMC.

Mặc dù đã thành lập được hơn 1 năm, VAMC đã mua được gần 3 tỷ USD giá trị nợ xấu từ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên tổ chức này vẫn chưa có những cơ chế hỗ trợ đặc thù nên hoạt động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường và xử lý các khoản nợ xấu đã mua.

Nên hay không việc “bơm tiền tươi” cho VAMC?
Nên hay không việc “bơm tiền tươi” cho VAMC?

Trước tình hình này nhiều chuyên gia đã kiến nghị việc cần phải trao thêm quyền và cả tăng tiềm lực tài chính cho VAMC để công ty này “mạnh tay” mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng bằng cách “bơm tiền” thật cho VAMC còn “tiền” bằng trái phiếu đặc biệt khó có thể xử lý nhanh chóng và dứt khoát nợ xấu. VAMC cần có nguồn lực thực.

Tuy nhiên theo các con số thống kê từ VAMC, có thể thấy rằng việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt không hề "tắc" để cần phải bơm "tiền tươi thóc thật" như nhiều chuyên gia đã đề cập.

Mặt khác lãnh đạo các ngân hàng cũng khẳng định, hiện ngân hàng của họ không thiếu vốn để phải chiết khấu các trái phiếu này, các ngân hàng ít có nhu cầu sử dụng vốn. Như vậy việc bơm tiền thực cho VAMC là không cần thiết.

Thêm vào đó, phương án này cũng đang tồn tại nhiều điểm bất hợp lý bởi không thể lấy tiền thuế của dân để gánh sai lầm cho các ngân hàng. Hơn nữa việc  bơm "tiền tươi" cho VAMC rất có thể sẽ không giải quyết được vấn đề nợ xấu mà còn có thể xảy ra rủi ro, nảy sinh ra thất thoát trong quá trình mua nợ.

Dù là mua bằng “tiền tươi” hay trái phiếu đặc biệt của mình thì VAMC vẫn phải tìm đủ mọi cách để có thể giải quyết số nợ xấu ôm vào này.

Mua vào thì nhiều nhưng con số nợ bán ra lại chẳng được bao nhiêu trong khi đó hầu hết số nợ đã bán được thường lại là những khoản nợ tốt nhất, dễ xử lý nhất trong số những khoản nợ xấu có trong tay. Đại bộ phận số nợ xấu phải xử lý vẫn còn nên dù VAMC có đủ “tiền tươi” để mua nợ xấu nhưng điều này không có nghĩa là vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết ngay tức khắc.

 Ngọc Anh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục