Thị trường BĐS Việt có sức hút lớn với nhà đầu tư nước ngoài

(Kinhdoanhnet) - Theo nhận định từ Stephen Wyatt,TGĐ Công ty Jones Lang LaSalle cho biết, thị trường BĐS Việt Nam đang trở thành một địa điểm hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài trong trung hạn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Thị trường BĐS Việt có sức hút lớn với nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh 1
Thị trường BĐS Việt Nam đang trở thành một địa điểm hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài.

Cũng theo TGĐ Công ty Jones Lang LaSalle cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua giai đoạn suy thoái và hồi phục trở lại. Những dấu hiệu tích cực cũng như niềm tin vào thị trường ngày càng được củng cố. Giá nhà ở tại Việt Nam giữ mức trung bình từ 1.600-2.000 USD/m2 và sẽ có xu hướng tăng lên đáng kể trong thời gian tới.

Dữ liệu từ Real Capital Analytics (RCA) ghi nhận ngày càng nhiều quỹ đầu tư quốc tế hứng thú với thị trường BĐS tại Việt Nam và cố gắng tăng sự hiện diện trên thị trường này. Trong quý vừa qua, liên doanh con của Warburg Pincus Mỹ đã đầu tư thêm 100 triệu đô vào Tập đoàn Vincom Retail, Gaw Capital Partners cùng với đối tác trong nước NP Capital, đã nhận chuyển nhượng 4 dự án bất động sản thuộc nhiều phân khúc khác nhau từ Indochina Land với tổng giá trị 106 triệu USD. Gamuda Land cũng đã nhận chuyển nhượng 40% cổ phần (tương đương 64,1 triệu USD) trong dự án Celadon City. Một giao dịch đáng chú ý là việc tập đoàn Amata mua lại khu đất trị giá 279 triệu USD tại huyện Long Thành (Đồng Nai) với mục đích xây dựng khu dân cư và công nghiệp trị giá 500 triệu USD.

Sức hút trở lại của thị trường BĐS Việt Nam với nhà đầu tư quốc tế là nhờ vào nền kinh tế đang phát triển, thị trường bất động sản đang ở mức đáy của chu kỳ phát triển và sự nới lỏng các quy định về quyền sở hữu dành cho người nước ngoài. Ngoài ra, hàng loạt các Hiệp định Thương mại Tự do (như Hiệp định TPP, EU và ASEAN) sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển trong trung và dài hạn. Lãi suất ngân hàng và lạm phát đã giảm đáng kể và ổn định hơn trong hai năm qua, giúp hoạt động đầu tư diễn ra tích cực hơn ở cả hai thành phố lớn (Tp.HCM và Hà Nội), nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã thúc đẩy hoạt động xây dựng, cũng nhờ vào sự tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng qua.

Việt Nam còn đang là điểm nóng có tốc tăng trưởng kinh tế cao, trong khi các quốc gia Đông Nam Á đang trải qua sự tăng trưởng chậm, thậm chí tăng trưởng âm doanh thì doanh thu bán lẻ của Việt Nam lại tăng 15% so với năm ngoái. Lượng FDI giải ngân tính đến tháng 9 đã tăng 8,4% so với cùng kỳ 2014, đạt 9,7 tỷ USD. Lượng vốn đăng ký đầu tư mới cũng tăng mạnh hơn với 11 tỷ USD. FDI đầu tư vào các khu công nghiệp chiếm 67% tổng vốn FDI tại Việt Nam với 11 tỷ USD và chiếm 59% trong tổng số 1.400 dự án. 

Việt Nam đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho ngành sản xuất khi các con số xuất khẩu tiếp tục giữ mức cao, đi ngược với sự trì trệ của các nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu khác ở châu Á. Mặc dù có sự giảm mạnh của các đối tác xuất khẩu chính, bao gồm Trung Quốc và các nước xuất khẩu khác, nhưng việc sản xuất đa dạng đã giúp các ngành xuất khẩu của Việt Nam ít chịu ảnh hưởng hơn từ các cú sốc kinh tế bên ngoài. 

Từ đầu năm 2015 đến nay đơn vị này đang làm trung gian cho nhiều tập đoàn BĐS nước ngoài trong việc mua lại đất và dự án BĐS tại Tp.HCM. Có một số thương vụ trong số đó trị giá hàng tỷ USD, dự kiến sẽ sớm được công bố vào cuối năm 2015 này.

Được biết, trong quý II/2015, một liên doanh con của Warburg Pincus, quỹ đầu tư từ Mỹ đã đầu tư thêm 100 triệu USD vào Vincom Retail, nhà sở hữu và vận hành trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam. Trong quý này, Gaw Capital Partners cùng với đối tác trong nước là NP Capital đã nhận chuyển nhượng 4 dự án BĐS thuộc nhiều phân khúc khác nhau từ Indochina Land với tổng giá trị 106 triệu USD. Hay Gamuda Land cũng đã nhận chuyển nhượng 40% cổ phần (tương đương 64,1 triệu USD) trong dự án Celadon City, đây là một khu đô thị hiện đại được đầu tư ban đầu bởi một công ty liên doanh giữa Sacomreal, An Phú Gia và Thành Thành Công (TTC).

Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư đang quan tâm đầu tư vào thị trường Việt Nam như Quỹ Asia Capital Reinsurance hiện đang xem xét đầu tư các loại tài sản thông qua BĐS niêm yết hoặc đầu tư trực tiếp. Tương tự, Standard Chartered Private Equity cũng đang quan tâm đầu tư vào phân khúc nhà ở bình dân tại Việt Nam và sẵn sàng liên kết đầu tư. Mặt khác, có một số lượng lớn các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Indonesia và Philippines cũng đang tích cực tìm kiếm để sở hữu một phần của chiếc bánh BĐS Việt Nam.

Mặt khác, theo dự án dự báo của nhiều chuyên gia trên thị trường BĐS, sẽ có một dòng vốn lớn từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vào phân khúc căn hộ cao cấp trong thời gian tới khi quy định mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã thực sự đi vào hoạt động hiệu quả.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, vốn ngoại trong thời gian tới sẽ thật sự nóng do hoạt động M&A đến từ các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng sôi động.

Mai Hoa - (Theo Nhịp sống thời đại, TBKTSG)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục