Sự thật công trình xanh ở Sài Gòn

Nhiều chủ đầu tư tự tin phát triển công trình xanh nhưng quyết tâm này bị ngăn cản bởi nhiều tác động đến từ hạ tầng, văn hoá cư dân.

Lỗi lo mục tiêu tốt đẹp vỡ trận

Các dự án bất động sản ở Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới khi nhiều chủ đầu tư định hướng cho mình theo con đường xanh mát từ từ thiết kế, vật liệu xây dựng đến cuộc sống trong lành cả về không gian lẫn lòng người.

Khu vực miền Nam đang đánh dấu sự chuyển mình trong định hướng trên với hàng loạt các dự án của Phúc Khang Corporation. Đơn vị này luôn tự hào tuyên bố là đơn vị đầu tiên chọn hướng phát triển công trình xanh trong từng dự án của mình.

Khởi đầu là Làng Sen Việt Nam, tiếp đến là chung cư Diamon Lotus Lakeview (số 96 Luỹ Bán Bích, Q. Tân Bình, TP. HCM) hay Rome Diamon Lotus (đường Mai Chí Thọ, TP. HCM), sau nữa là Diamond Lotus Riverside nằm trên đường Lê Quang Kim, TP. HCM...

Mỗi dự án, chủ đầu tư Phúc Khang Corporation luôn quảng cáo với những ngôn từ hấp dẫn về công trình xanh như sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thiết kế không gian mở đón nhiều không khí tự nhiên, đầy đủ mọi tiện ích trong khuôn viên dự án... theo tiêu chuẩn Mỹ hay của tổ chức Ngân hàng Thế giới đề ra.

Nhưng theo các chuyên gia thiết kế, việc áp dụng các công trình xanh ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và khó trở thành hiện thực.

"Có nhiều tiêu chuẩn về công trình xanh trên thế giới, quan trọng là chủ đầu tư lựa chọn dự án của mình theo tiêu chuẩn nào. Nhưng dù có áp tiêu chuẩn công trình xanh trên thế giới nào tại Việt Nam đi chăng nữa thì cũng bị méo mó và khó trở thành hiện thực" - một kiến trúc sư cho biết.

Sự thật công trình xanh ở Sài Gòn - Ảnh 1
Diamond Lotus Riverside của Phúc Khang Corporation có thực sự xanh như quảng cáo?
Để đạt được công trình xanh, thông thường phải đạt đủ 3 yếu tố: Một là kết cấu công trình, hai là kết nối không gian, ba là con người thay đổi. Nếu chỉ thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì dự án đó chưa được gọi là công trình xanh.

Thực tế cho thấy, tại khu vực đường Mai Chí Thọ - TP. HCM, nơi dự án Rome Diamon Lotus được xây dựng thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông.

Vào giờ cao điểm một lượng xe rất lớn từ ngoại thành di chuyển vào trong thành phố và ngược lại, tạo lên không gian hỗn độn, xô bồ.

Đường Mai Chí Thọ - TP. HCM cũng đang ở trong tình cảnh tương tự con đường Lê Văn Lương tại Thủ đô Hà Nội khi chỉ khoảng 1km đã phải cõng tới mấy chục dự án chung cư đang thi nhau mọc lên, tạo ra không gian chật hẹp, ngột ngạt như muốn bức tử người dân sống quanh khu vực này.

Hay như tại đường Lê Quang Kim - Q.8, TP. HCM cũng được đánh giá có nhiều bất cập về tình trạng quy hoạch khi có nhiều nút giao thông chưa hợp lý, tương lai sẽ xảy ra ách tắc khi hai bên đường cũng đang có nhiều dự án bất động sản đã và sẽ xây dựng.

Từ đó, mục tiêu phát triển công trình xanh của Phúc Khang Corporation tại đây bị méo mó.

Đó là chưa kể khi một lượng lớn cư dân ở khắp các tỉnh thành chuyển về dự án sinh sống sẽ nảy sinh ít nhiều mâu thuẫn lợi ích giữa cư dân và chủ đầu tư. Nếu không giải quyết được tình trạng này, mục tiêu phát triển công trình xanh của Phúc Khang Corporation sẽ vỡ trận.

Công trình xanh ở Việt Nam có thực sự xanh?

Cũng phải thựa nhận các dự án của Phúc Khang Corporation có điểm nhấn thiết kế tạo ra không gian sống mới mẻ, điều đó cho thấy quyết tâm của chủ đầu tư. Nhưng chỉ thay đổi trong thiết kế mà đã vội vàng quảng bá đó là công trình xanh là chưa phải.

Trong một hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục - Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư cho biết, ở nước ngoài dòng công nghiệp tạo ra đô thị còn ở Việt Nam dòng dịch vụ tạo ra đô thị nên mang những tiêu chuẩn ở nước ngoài vào áp dụng ở Việt Nam sẽ không thành công.

Cho đến bây giờ, gần như ở Việt Nam đang thịnh hành công trình xanh ở giai đoạn 1, nhưng lại không thể bắt kịp với tốc độ như vũ bão của đô thị hóa. Chúng ta dần bước vào khủng hoảng đô thị!

Từ đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục thẳng thắn chỉ ra sự thật, tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều dự án chung cư đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được công nhận xanh.

Theo Viện trường Viện Nghiên cứu định cư, các dự án đang được quảng cáo là công trình xanh ở Việt Nam nên được gọi là "công trình thích ứng" hoặc công trình "tiết kiệm năng lượng" sẽ đúng bản chất hơn.

KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cũng đồng tình quan điểm khi cho rằng công trình xanh cần phải đi cùng với hạ tầng xanh, thông minh.

Ông Tùng cho rằng, công trình xanh trước hết phải đến từ tư duy của con người, tạo ra xanh trong lòng dân, như thế mới có thể đồng bộ, kết nối giữa con người, đô thị và hạ tầng thành một tổng thể công trình xanh.

Hạ tầng của Việt Nam hiện nay không tạo ra được sự liên kết, liên thông với các dự án xanh. Một điều nữa cũng được các chuyên gia đặt ra, với tốc độ phạt triển nhanh như hiện nay thì những công trình hiện tại được gọi là xanh thì trong 10 - 20 năm nữa có còn được gọi là xanh hay không? Khi mà, mỗi ngày lại có một tiêu chí về công trình xanh được đặt ra, quan niệm của con người cũng sẽ thay đổi qua từng thời kỳ.

Như ở Việt Nam, khoảng 20 năm trước thì việc ở chung cư cao tầng là điều gì đó rấ mới, không được mọi người đón nhận. Nhưng đến nay thì việc ở nhà chung cư cao tầng lại được coi là xu thế mà nhiều người muốn đạt được.

Tiến Hoàng/Báo Đất Việt

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục